Hạn chế cuộc gọi, tin nhắn rác – Khó hay dễ?
Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc đối tác, chị Huyền Thanh (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) không ít lần phải tiếp nhận các cuộc gọi đến từ số máy lạ. Đối tác liên hệ công việc cũng có nhưng phần lớn các cuộc gọi đến lại là thông tin quảng cáo dịch vụ, sản phẩm. Những người thường xuyên bị làm phiền bởi telesale như chị Thanh không phải là số ít. Chia sẻ về thực tế phải đối mặt hàng ngày, chị Thanh bức xúc cho biết: "Do công việc yêu cầu nên tôi không thể không nghe cuộc gọi đến từ số lạ, nhưng phần lớn lại là những cuộc gọi làm phiền. Nếu như ngay từ khâu liên lạc mà các số máy lạ hiển thị thông tin người gọi đến thì tôi sẽ quyết định được ngay là có nghe hay không nghe cuộc gọi đó để vừa nhận được thông tin đáng quan tâm mà lại đỡ bị làm phiền."
Để hạn chế tình trạng nói trên, Nghị định số 91/2020 về việc "Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác" của Chính phủ đã được ban hành quy định tất các đầu số thực hiện quảng cáo sẽ phải gán định danh tên thương hiệu. Việc kiểm soát được cuộc gọi/tin nhắn rác không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ người dùng cuối hạn chế các cuộc gọi không cần thiết. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống con người, trí tuệ nhân tạo (AI) có tác động rất lớn trong quá trình doanh nghiệp thực hiện việc giao tiếp với khách hàng qua điện thoại.
Ngay từ chiều gọi đi, dù dùng AI hay con người để phát đi tín hiệu rõ ràng, giúp khách hàng không phải nhận cuộc gọi rác là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn thực hiện hiệu quả. Khi kiểm soát được thông tin cuộc gọi đến, không chỉ giúp người nghe sàng lọc được thông tin trước khi nhận điện thoại mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng chuyên nghiệp hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Giải pháp đến từ GHD và Viettel bước đầu phát huy hiệu quả
Theo một thống kê không chính thức, tỷ lệ telesale thành công chưa đến 10%, tức cứ 100 cuộc gọi thì chỉ có 5-7 khách hàng chấp nhận nghe máy. Nắm bắt được tâm lý của người nghe điện thoại, từ đầu tháng 4/2021 Viettel và GHD hợp tác triển khai dịch vụ cung cấp giải pháp telesales AdCall. Dịch vụ cuộc gọi quảng cáo/chăm sóc khách hàng của Viettel và GHD với phần người gọi chính là tên hoặc thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp đang được thị trường đánh giá là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Với vai trò là giải pháp số giúp doanh nghiệp chuyển đối số ngay từ khâu tiếp cận khách hàng, AdCall vừa giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng mức độ tin cậy của cuộc gọi gắn với tên thương hiệu, vừa giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư cho việc mua số tổng đài đẹp mà vẫn mang lại hiệu quả rõ rệt với tỷ lệ khách hàng bắt máy cao. Dịch vụ AdCall sẽ cho phép hiển thị tên thương hiệu của công ty/sản phẩm/dịch vụ/nhãn hàng trên thiết bị di động của khách bằng việc mã hóa số điện thoại doanh nghiệp thành Brandname doanh nghiệp. Giá cước thử nghiệm chỉ 600đ/phút (đã gồm VAT). Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu telesale cao trong lĩnh vực bất động sản, du lịch lữ hành, trung tâm ngoại ngữ, doanh nghiệp vận tải... chính là những khách hàng đang được Viettel và GHD hướng tới để phát triển dịch vụ.
Tuy mới chỉ được giới thiệu ra thị trường trong thời gian ngắn nhưng thống kê của Viettel cho thấy, tỷ lệ khách hàng chấp nhận cuộc gọi sử dụng AdCall tăng từ 2-3 lần so với tổng đài có đầu số thông thường. AdCall thực sự là một giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ thương hiệu, tăng mức độ nhận diện của doanh nghiệp đến với khách hàng. Theo dự báo, việc định danh cuộc gọi quảng cáo, tiếp thị sẽ sớm trở thành xu hướng được áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống, xã hội bởi lẽ giải pháp này đã hỗ trợ hiệu quả cho telesale thực hiện thành công hai nhiệm vụ: vừa làm hài lòng khách hàng, vừa gỡ rối cho doanh nghiệp.
Phòng MKT GHD
Nguồn: Internet