Muốn làm SEO hiệu quả thì phải hiểu được gốc rễ của vấn đề chứ không phải xử lý từ "ngọn"
E-A-T Là gì? 3 yếu tố cốt lõi của SEO?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đổ rất nhiều công sức và tiền bạc vào làm SEO tuy nhiên kết quả vẫn không thấy đâu. Bài viết vẫn chỉ hiển thị trong top 100, lượng khách truy cập cả tháng được vài người. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp làm SEO không hiệu quả, chưa giải quyết đựoc "gốc rễ" vấn đề SEO mà chỉ chăm chăm vào số lượng với mong muốn lên Top nhanh nhất.

E-A-T Là gì? 3 yếu tố cốt lõi của SEO?

(Lượt traffic giảm do làm SEO không hiệu quả)

Để có một chiến dịch SEO hiệu quả, doanh nghiệp phải hiểu 3 trụ cột bền vững của một nội dung gồm: Expertise (chuyên môn) - Authority (Thẩm quyền) - Trust (Độ tin cậy của trang web). Những trang web càng chất lượng thì điểm E-A-T càng cao và ngược lại.

Với bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn 3 yếu tố này và những gì bạn cần làm để giành được yếu tố cốt lõi của một dự án SEO thành công.

Hãy cùng GHD tìm hiểu trong bài viết nhé.

Để bắt đầu, chúng ta hãy đi làm rõ từng liêu chí của nó:

Expertise – Tính chuyên gia

Xác định tính chuyên gia của người viết bài.Nói cách khác, tính chuyên gia là mức độ hiểu biết và kinh nghiệm trong chuyên môn được tác giả đưa vào bài viết.

Ví dụ: Một content về lập trình web được viết bởi một sinh viên xây dựng là không có tính chuyên gia. Hay một nội dung về SEO lại được một bác sĩ biên soạn cũng vậy.

Nói cách khác. Câu trả lời đúng nhất sẽ đến từ những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.

Authoritativeness – Tính thẩm quyền

Thẩm quyền của người viết bài, nội dung chính và bản thân chính website.

Một minh họa đơn giản cho các bạn dễ hiểu:

Website của bạn cũng giống như một quyển sách trong thư viện vậy. Để tìm một quyển sách hay, bạn cần gặp thủ thư để nhờ tìm giúp.

Thủ thư cũng như là Công cụ tìm kiếm Google vậy. Họ có kiến thức về hầu hết các loại sách trong thư viện, biết rõ cuốn nào được nhiều người đọc, do tác giả nào viết. Luôn cập nhật các loại sách mới trong thư viện, sắp xếp.

Một quyển sách càng có nhiều người đọc, nội dung gần với ý tưởng bạn đang tìmthì tất nhiên người thủ thư sẽ giới thiệu ngay và nhanh chóng cho ban. 

Trong ví dụ này, sự lựa chọn của thủ thư chính là Tính thẩm quyền Authority (Có uy tín không?) của mỗi trang web. 

Hay dễ hiểu hơn nữa là:Nếu quyển sách của bạn được nhiều người đọc, nhiều người chia sẻ, trích dẫn thì nó thì quyển sách của bạn có thẩm quyền (Uy tín) cao nhất trong lĩnh vực đó.

Ví dụ: Website của Vinamilk thì cần có nội dung về Sữa và các sản phẩm từ sữa chứ không thể nói về các vấn đề liên quan đến marketing hay lập trình được.

Hơn nữa dù cho có viết nội dung liên quan đến luật pháp thì thương hiệu Vinamilk cũng sẽ không phải là một trang đủ tính thẩm quyền cho vấn đề này.

Trustworthiness – Độ tin cậy

Tiêu chí này đo độ tin cậy của người viết bài, nội dung chính trên trang và của chính website.

Chúng ta thường nói "Cái răng cái tóc là góc con người", với website cũng vậy. Những yếu tố trực quan bên ngoài sẽ đánh giá "độ tin cậy" của website.

Nếu như 2 yếu tố trên nhấn mạnh vào nội dung và chất lượng bài viết thì tiêu chí cuối lại tập trung vào những nội dung và yếu tố chứng minh độ đáng tin cậy của website như trang giới thiệu, chính sách, độ an toàn bảo mật cao, chất lượng tổng quan của trang, chất lượng các link, đánh giá v.v

E-A-T có phải là yếu tố bắt buộc trong SEO không?

Về lý thuyết thì chỉ số EAT không thể đo lường chính xác chất lượng trang web và Google cũng không thể biết được một nội dung nào đó có chính xác hay không.

Tuy nhiên trong thực tế, một trang có “EAT cao” sẽ đạt thứ hạng cao hơn trang có “EAT thấp”, nên các SEOer luôn đánh giá EAT như một chỉ số so sánh khi Google đánh giá bạn và đối thủ trên SERP.

Google cũng từng khẳng định trải nghiệm người dùng càng tốt thì thứ hạng của trang web sẽ càng cao. Nói cách khác, nội dung cần phải đáp ứng và thỏa mãn chính xác nhu cầu của người dùng. Nếu người dùng hài lòng, đồng ý chia sẻ và giới thiệu nội dung thì sẽ giúp thúc đẩy EAT của website lên cao hơn. Vì thế, EAT là yếu tố không thể bỏ qua.

Hướng dẫn áp dụng EAT trong SEO:

Như đã đề cập ở trên, để thỏa mãn tiêu chí EAT, nội dung trên trang của bạn phải đạt chất lượng cao: Bài được viết bới các chuyên gia, có sự uy tín và đáng tin cậy. Vậy nội dung chất lượng cần đáp ứng tiêu chí nào?

E-A-T Là gì? 3 yếu tố cốt lõi của SEO?

THỎA MÃN NHU CẦU TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI DÙNG:

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness - Tính thẩm quyền

Nội dung bạn cung cấp phải trùng khớp với câu hỏi của người dùng. Khái niệm nội dung của bạn không nhất thiết chỉ đơn thuần là đưa ra thông tin. Theo Google nội dung bạn cung cấp có thể là:

  • Chia sẻ thông tin về một chủ đề
  • Chia sẻ thông tin cá nhân hoặc xã hội
  • Chia sẻ hình ảnh, video và các định dạng media khác
  • Bày tỏ quan điểm
  • Giải trí
  • Bán sản phẩm, dịch vụ
  • Cho phép người dùng đặt câu hỏi để những người dùng khác trả lời
  • Cho phép người dùng chia sẻ file hoặc tải phần mềm

Để đạt thành công ở tiêu chí này, bạn cần phải đào sâu suy nghĩ về mục tiêu tìm kiếm của khách hàng. Bài viết phải giải quyết được một vấn đề nhất định của họ. Hãy đặt mình vào vị trí người dùng để biết xem họ muốn truy vấn điều gì và bạn cần làm gì để sản phẩm tiếp xúc vào "điểm chạm" của khách hàng.

ĐẶT NỘI DUNG Ở ĐÚNG VỊ TRÍ

Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Dù trang web bạn có mục đích là giới thiệu sản phẩm, chia sẻ thông tin hay bán hàng thì người dùng cũng không vào trang mà chỉ xem vài bức hinh, widget hay mẫu quảng cáo bạn viết. Để tối ưu điểm EAT trong mục này, bạn cần đặt nội dung chính ở phần tiêu điểm của trang. Nghĩa là trang phải được tối ưu sao cho thân thiện và phù hợp với thói quen của người dùng. Cụ thể, nội dung phải được đặt ở vùng trọng tâm, giảm sự hiện diện của các thành phần phụ, quảng cáo dư thừa. Tối ưu được tầm nhìn và sự chú ý của khách hàng vào nội dung chính.

ĐỪNG QUÊN CÁC NỘI DUNG BỔ SUNG

Ngoài nội dung chính, bài viết cũng cần có các nội dung bổ sung như: Link điều hướng, hình ảnh, link dẫn tới các bài viết liên quan,... xoay quanh nội dung chính. Tuy nhiên nội dung bổ sung cũng có 2 mặt, vừa có thể giúp trang đạt mục địch nhưng cũng có thể khiến trải nghiệm người dùng tuột dốc không phanh. Vì thế, trước khi có ý định thêm hãy chắc chắn rằng những nội dung đó liên quan và hỗ trợ người đọc hiểu được nội dung chính.

ĐỪNG COPY, SPIN NỘI DUNG

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness - Expertise

Trùng lặp nội dung là một điều tối kỵ trong khi làm SEO. Đây là phương pháp giúp lên SEO nhanh chóng nhưng cũng khiến Google ngay lập tức để ý đến trang web của bạn.

Dù rằng việc sáng tạo ra nội dung mới, độc đáo trong thời đại này gần như là bất khả thi bới mọi ngóc ngách thông tin đều đã có dấu bút con người. Đặc biệt là những ngành đặc thù cần nội dung có tính chính xác cao như y tế, luật,... thì việc sáng tạo nội dung là điều bất khả thi. 

Bởi vậy, thay vì cố gắng tạo ra một content độc đáo, bạn cũng có thể làm content mình khác biệt bằng cách thêm các nội dung bổ sung, các hình ảnh, video, ý kiến các chuyên gia,.... Hoặc bạn có thể nhờ chuyên gia viết theo kiến thức chuyên môn của mình và đưa cho đội content edit lại.

Người viết content suy cho cùng cũng chỉ là người thường biết sử dụng ngôn từ linh động hơn. Nội dung họ viết không thể sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn cũng như có chiều sâu như những chuyên gia trong ngành được. Một nội dung muốn đạt được tối đa tính thẩm quyền (Authoritativeness) và chuyên gia (Expertise) cần phải có sự hết hợp giữa kiến thức chuyên môn của chuyên gia và khả năng diễn đạt của đội content.

BỎ NHỮNG NỘI DUNG KÉM LƯỢNG TRÊN WEB

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website

Những nội dung quá ngắn, time on site thấp, bounce rate cao, thiếu tính xác thực chuyên môn, thậm chí những nội dung trình bày thiếu chuyên nghiệp cần phải mạnh dạn loại bỏ khỏi site hoặc có kế hoạch edit lại.

Không ai muốn nghe từ một chuyên gia có phần lớn nội dung là kém chất lượng cả. Việc loại bỏ này cũng giống như vậy và sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tính thẩm quyền trên toàn site.

Tổng kết:

Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng: EAT là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo SEO hiệu quả.

Vậy nên nếu bạn muốn triển khai một kế hoạch SEO hiệu quả với chi phí gần như là 0 này, hãy mạnh dạn triển khai E-A-T ngày từ hôm nay nhé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về EAT và những cách để nội dung của bạn tối ưu điểm E-A-T tốt nhất trong năm 2020.

Hãy áp dụng ngay từ bây giờ và nếu vẫn còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ với GHD Media để được tư vấn chi tiết từng checklist một nhé!

Chúc bạn gặt hái được nhiều thành quả sau khi tham khảo bài viết trên.


( Thực hiện bởi: Lê Hoan )
Khám phá dịch vụ