Nền tảng đặt xe của Grab đã trở thành lựa chọn số 1 của người dân Việt Nam và liên tục đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm, với số lượng chuyến xe tăng 29% trong năm 2019. Ngoài ra, theo một báo cáo của đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập, ABI Research, 6 tháng đầu năm nay, Grab dẫn đầu thị trường với 73% thị phần, theo sau là be với 16% thị phần và Go-Viet với 10%.
Điểm đáng học hỏi nhất trong chiến lựoc marketing của hãng này là có mức độ thấu hiểu thị trường nội địa và tâm lý khách hàng mục tiêu để xây dựng hệ chiến lược marketing bài bản. Hãy cùng xem ông lớn Grab đã làm và "chịu chơi" như thế nào để giành thị trường xe công nghệ màu mỡ tại Việt Nam?
Grab - Truyền thông thương hiệu: Phủ sóng toàn quốc
Không phải chi nhiều tiền cho những quảng cáo rầm rộ, những chiến dịch tiền tỷ, mà chỉ bằng con đường Marketing “truyền miệng” và những bộ đồng phục xanh xuất hiện với tần số dày đặc khắp mọi nơi trên đường phố của các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cũng đủ giúp Grab làm nên thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Bằng các chiến lược quảng bá trên mạng xã hội của doanh nghiệp này cũng được đánh giá rất chuyên nghiệp và bài bản.Theo thống kê thì Grab có độ nhận diện thương hiệu tốt nhất nhờ tập trung khai thác tính lan truyền của Facebook và sức mạnh của những người có khả năng dẫn dắt cộng đồng trên mạng như: Thích Ăn Phở, Robbey… và fanpage riêng của hãng.
( Grab phủ " xanh" đường phố là một cách marketing :truyền miệng" giá rẻ nhưng rất hiệu quả)
Grab cũng đẩy mạnh hợp tác với báo giới, cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời tung ra các gói khuyến mãi hấp dẫn. Kết quả là Grab đã đem về cho mình 62% lượng thảo luận và tin tức – một con số “khủng” minh chứng cho thành công tuyệt đối của mình.
Grab - Cạnh tranh bằng chiến lược giá
Grab đã đưa ra chiến lược cắt giảm tối thiểu mọi loại chi phí cho khách hàng để có giá hợp lý nhất có thể. Hơn nữa, Grab giúp khách hàng biết chính xác giá phải trả cho mỗi chuyến xe của mình. Có thể nói, chính chiến lược giá cả đánh vào tâm lý khách hàng là một chiến lược đúng đắn khiến Grab có phần phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam so với mọi dịch vụ gọi xe khác.
( Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn về giá của Grab)
Bên cạnh đó, Grab là thương hiệu tích cực liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, phát hành mã giảm giá để thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng. Grab từng cho biết, sau khi đi vào khảo sát thực tế, họ thấy mọi người chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để di chuyển nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt là giá cả phải chăng. Vì thế, chiến lược giá của Grab chính là một “vũ khí lợi hại” thúc đẩy thương hiệu dễ dàng tiếp cận và gần gũi với khách hàng hơn.
Grab - Marketing đến từ sự sáng tạo truyền thông đỉnh cao.
Grab là thương hiệu tận dụng hiệu quả các công cụ digital marketing trong việc truyền thông sản phẩm của mình. Grab hoạt động tích cực trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… nơi họ có thể tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra, Grab còn rất thành công trong việc tối ưu nhận diện bản sắc thương hiệu với khách hàng. Một trong những chiêu thức Grab dùng chính là Visual Marketing (marketing thị giác) – diễn tả việc khai thác các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút “mọi ánh nhìn”. Tối đa hóa bản sắc nhận diện thương hiệu luôn là mục tiêu mà bất kỳ một nhãn hàng, đặc biệt là các thương hiệu mới xuất hiện đều muốn hướng đến. Điều này càng quan trọng hơn đối với Grab, loại hình dịch vụ phục vụ cho đối tượng đại trà. Grab đã rất khôn ngoan trong việc vận dụng ngôn ngữ màu sắc để chinh phục tâm lý người dùng, thông qua việc nhất quán nhận diện thương hiệu trong tất cả các hình ảnh. Chiến lược này thành công đến mức khách hàng dường như nhìn thấy màu xanh lá là nghĩ ngay đến Grab.
Ngoài ra, Grab cũng rất sáng tạo trong việc thực hiện các chiến dịch marketing. Ví dụ như việc hợp tác với các gương mặt thương hiệu như hoa hậu H’Hen Niê cùng việc đẩy mạnh chiến dịch “Việt Nam sau tay lái”, “Cùng Grab chung tay chở Tết về nhà”…, Grab đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người Việt.
Đến đây chúng tôi tin rằng bạn đã biết được chiến lược marketing của Grab là gì và nó hoạt động như thế nào rồi phải không nào, như đã nói ban đầu, bất kỳ chiến dịch nào cũng cần có sự đầu tư từ đầu và tâm huyết của toàn ban marketing. Do đó hãy bất đầu chiến dịch marketing từ bây giờ với tâm huyết cao nhất nhé.
Grab - Không chỉ dừng lại ở cái tên hãng gọi xe công nghệ
Một trong những yếu tố tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng Grab nằm ở quá trình phát triển sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ của Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và gần đây nhất là dịch vụ GrabShare. Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng và chính vì thế mà Grab cho ra đời dịch vụ GrabExpress (dịch vụ giao hàng).
( Ảnh: Dịch vụ giao hàng Grab-express)
Grab đã luôn liên tục thay đổi và hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu thị trường và đi trước đối thủ. Chính điều này đã tạo nên một sự cách biệt lớn giữa Grab và các đối thủ khác, và là “top of mind” trong hành vi người tiêu dùng.
Có thể nói, Grab có ưu điểm ở chỗ ứng dụng cài đặt nhanh và dễ dàng. Với khách hàng mới, ngay trong lần đầu tiên sử dụng thì ít thao tác, nhanh gọn, sử dụng đặt xe ngay lập tức. Từ lần kế tiếp, khách hàng dễ dàng đặt xe nhanh, tương tác qua lại với tài xế dễ dàng. Grab có số lượng xe nhiều, phổ biến ở các địa điểm làm quá trình đặt xe của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.
Ngoài ra, ứng dụng Grab còn cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm đáp ứng mong muốn và lợi ích của khách hàng như Grab Pay, Grab Chat,Grab Reward, Grab Car siêu rẻ.
Nhiều chyên gia nhận định, với thế mạnh về tài chính, công nghệ, đội ngũ lái xe, hệ thống đối tác, tệp khách hàng đông đảo.., Grab có cơ sở để tham vọng xây dựng một hệ sinh thái trên hành trình trở thành "siêu ứng dụng", đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn: Tổng hợp