Doanh nghiệp cần biết quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác để tránh vi phạm quy định pháp luật. Tìm hiểu những nội dung bị cấm và gửi tin, gọi điện đúng cách
Những tin nhắn, cuộc gọi nào được xem là tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Doanh nghiệp cần biết quy định về tin nhắn rác, cuộc gọi rác để tránh vi phạm quy định pháp luật. Tìm hiểu những nội dung bị cấm và gửi tin, gọi điện đúng cách.

Theo Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ mới được ban hành ngày 13/12: tin nhắn rác, cuộc gọi rác được xác định dựa trên tần suất gửi, đặc điểm hành vi, mẫu tin. Dưới đây, GHD MEDIA gửi đến bạn những điều doanh nghiệp cần lưu ý, tại Thông tư này.

1. Những tin nhắn, cuộc gọi nào được xem là tin nhắn rác, cuộc gọi rác

tin-nhan-rac-cuoc-goi-rac
Những tin nhắn, cuộc gọi nào được xem là tin nhắn rác, cuộc gọi rác (Ảnh mình họa, nguồn Internet)

Theo Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT Quy định bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác. Tin nhắn được xác định là tin nhắn rác dựa vào các tiêu chí sau đây:

a) Tần suất gửi tin là số tin nhắn được thực hiện đi từ nguồn gửi tin nhắn trong một khoảng thời gian;

b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để nhắn tin đi, tỷ lệ thực hiện cuộc gọi và nhận cuộc gọi thấp; Tỷ lệ gửi tin nhắn tới các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ gửi tin nhắn đến các số thuê bao không có mối quan hệ (chưa từng nhắn tin trước đây) trên tổng số tin nhắn gửi đi;

c) Mẫu tin nhắn rác là các mẫu ký tự dùng chung để nhận diện tin nhắn rác bao gồm các mẫu tin nhắn rác do doanh nghiệp viễn thông thu thập và chia sẻ.

cuoc-goi-rac

Cũng theo Thông tư này, Cuộc gọi rác được xác định theo các tiêu chí sau:

a) Tần suất thực hiện cuộc gọi là số cuộc gọi được thực hiện từ nguồn thực hiện cuộc gọi trong một khoảng thời gian;

b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để gọi đi không nhận và gửi tin nhắn; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có khoảng thời gian thực hiện ngắn (từ khi kết nối đến khi kết thúc cuộc gọi) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn (khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi đi liên tiếp nhau) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ cuộc gọi đến các số điện thoại không có mối quan hệ (chưa từng gọi trước đây) trên tổng số cuộc gọi đi.

2. Làm thế nào để gửi tin nhắn quảng cáo và gọi điện quảng cáo đúng quy định pháp luật?

tin-nhan-rac-cuoc-goi-rac

Gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo thế nào để không vi phạm luật? Doanh nghiệp cần nắm được quy định và cách tiếp cận khách hàng hợp pháp, tránh bị xem là tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Theo quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về việc gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo như sau: 

Điều 13. Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo

1. Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.

2. Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.

3. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.

4. Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.

5. Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.

6. Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.

7. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.

8. Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.

Điều 14. Yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo

1. Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

3. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

tin-nhan-rac-cuoc-goi-rac

Điều 15. Yêu cầu về gắn nhãn tin nhắn quảng cáo

1. Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.

2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.

3. Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].

Điều 16. Yêu cầu về chức năng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo

1. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;

b) Phải có phần hướng dẫn Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo mà người sử dụng đã đăng ký trước đó;

c) Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;

d) Có hướng dẫn rõ ràng về từ chối theo quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm:

a) Từ chối bằng tin nhắn;

b) Từ chối qua gọi điện thoại.

3. Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.

4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:

a) Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo;

b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.

tin-nhan-rac-cuoc-goi-rac

Điều 21. Yêu cầu đối với cuộc gọi điện thoại quảng cáo

1. Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi điện thoại quảng cáo (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

2. Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, Người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng đó.

Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về việc gửi tin quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo. Điều này, góp phần chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác, hạn chế và phòng chống tình trạng spam, lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi... Tuy nhiên, những quy định này lại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai gửi tin quảng cáo, gọi điện quảng cáo.

Chính vì vậy, việc sử dụng dịch vụ quảng cáo tin nhắn, cuộc gọi qua các công ty phần mềm, viễn thông như GHD MEDIA ngày càng trở nên phổ biến. 

Chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp phần mềm, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ... đảm bảo doanh nghiệp của bạn gửi tin đến khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp phát trển kênh truyền thông, tiếp cận khách hàng qua mobile. 

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông - quảng cáo, GHD MEDIA là đối tác lâu năm của các nhà mạng lớn tại Việt Nam như: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile... Quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, giá cả cạnh tranh. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Quý khách hàng có nhu cầu gửi tin nhắn quảng cáo/chăm sóc khách hàng SMS Brandname, gọi điện thoại quảng cáo - Voice brandname, vui lòng liên hệ: Mrs Hoan Lê 


( Thực hiện bởi: Phương Anh )
Khám phá dịch vụ