Khám phá các chiến lược marketing bán lẻ hiệu từ nhiều nguồn như mạng xã hội, hợp tác tiếp thị giúp gia tăng doanh thu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Top 6 chiến lược thực thi Marketing ngành bán lẻ hiệu quả

Khám phá các chiến lược marketing bán lẻ hiệu từ nhiều nguồn như mạng xã hội, hợp tác tiếp thị giúp gia tăng doanh thu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc xây dựng và triển khai các chiến lược marketing bán lẻ hiệu quả là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thương hiệu. Những chiến lược như tận dụng mạng xã hội, cải tạo bộ nhận diện tại cửa hàng, hợp tác với các đơn vị kinh doanh khác hay áp dụng chiến dịch marketing qua người ảnh hưởng không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn nâng cao hiệu quả bán hàng đáng kể. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về những chiến lược marketing bán lẻ được áp dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

1. Tận dụng các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội

Việc khai thác mạng xã hội không chỉ nâng cao trải nghiệm của khách hàng mà còn tạo động lực thúc đẩy họ đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm. Đặc biệt, đầu tư vào các dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên những nền tảng này với chi phí hợp lý có thể mang lại hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi rất cao.

Để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, doanh nghiệp nên ứng dụng các phần mềm hỗ trợ nhằm quản lý chiến dịch Marketing và Chăm sóc khách hàng (CSKH) một cách chuyên nghiệp, tự động hóa quy trình và nâng cao hiệu suất hoạt động.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến mà doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng để triển khai chiến lược marketing bao gồm:

  • Facebook: Với hơn 2,9 tỷ người dùng toàn cầu, Facebook là kênh lý tưởng để quảng bá thương hiệu, chạy quảng cáo nhắm đúng đối tượng mục tiêu và tương tác trực tiếp với khách hàng qua các bài đăng, livestream, và chatbot.
  • Instagram: Nền tảng này đặc biệt phù hợp với các ngành hàng thời trang, làm đẹp, ẩm thực nhờ khả năng hiển thị hình ảnh và video chất lượng cao, cùng với tính năng mua sắm trực tiếp trên ứng dụng (Instagram Shopping).
  • TikTok: Với thuật toán tiếp cận mạnh mẽ, TikTok giúp doanh nghiệp dễ dàng lan truyền nội dung và tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các video ngắn, sáng tạo. Các chiến dịch quảng cáo TikTok Ads cũng mang lại hiệu quả cao cho ngành bán lẻ.
  • Zalo: Là mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam, Zalo cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua Zalo Official Account (OA), Zalo Ads, và nhắn tin trực tiếp với khách hàng, phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ địa phương.
  • YouTube: Đây là nền tảng video lớn nhất thế giới, rất hiệu quả để triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm thông qua nội dung hướng dẫn, review sản phẩm, hoặc quảng cáo YouTube Ads.
  • Pinterest: Dù ít phổ biến hơn tại Việt Nam, nhưng đối với các ngành hàng liên quan đến thời trang, nội thất, mỹ phẩm, Pinterest là một kênh hữu ích để tạo cảm hứng mua sắm thông qua hình ảnh trực quan.

Tận dụng các nền tảng trên đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tối ưu hiệu suất kinh doanh.

Việc khai thác mạng xã hội không chỉ nâng cao trải nghiệm của khách hàng mà còn tạo động lực thúc đẩy họ đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm.
Việc khai thác mạng xã hội không chỉ nâng cao trải nghiệm của khách hàng mà còn tạo động lực thúc đẩy họ đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm.

2. Cải tạo bộ nhận diện tại cửa hàng và các hoạt động marketing tại điểm bán

Một trong những chiêu thức quan trọng để thu hút khách hàng là đảm bảo họ hài lòng với trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng. Việc sắp xếp và trưng bày hàng hóa một cách gọn gàng và hấp dẫn là yếu tố ấn tượng đầu tiên khi khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn. 

Đặc biệt, bạn cần chú trọng vào việc lựa chọn và bố trí khu vực trung tâm trong cửa hàng, nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Dù đây có vẻ như một điều đơn giản, nhưng đó là cách mà nhiều cửa hàng đã thành công trong việc đạt được lợi nhuận cao.

Mặt tiền cửa hàng chính là “bộ mặt” thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một cửa hàng có bảng hiệu rõ ràng, trang trí bắt mắt và cửa kính sạch sẽ sẽ tạo ấn tượng chuyên nghiệp, gia tăng khả năng thu hút khách hàng ghé thăm. Ngoài ra, việc thay đổi và làm mới mặt tiền theo từng mùa, dịp lễ hoặc chương trình khuyến mãi cũng là một cách hiệu quả để kích thích sự tò mò và tạo sức hút với người qua đường.

Nhân viên là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đội ngũ nhân viên bán hàng không chỉ cần am hiểu sản phẩm mà còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ niềm nở và chuyên nghiệp. Một dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực, từ đó gia tăng tỷ lệ khách hàng quay lại mua sắm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến tại điểm bán khác như tổ chức chơi game trúng quà, check-in nhận phần quà, ...v.v... để thu hút nhiều khách hàng tới hơn.

Việc sắp xếp và trưng bày hàng hóa một cách gọn gàng và hấp dẫn là yếu tố ấn tượng đầu tiên khi khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn.
Việc sắp xếp và trưng bày hàng hóa một cách gọn gàng và hấp dẫn là yếu tố ấn tượng đầu tiên khi khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn.

3. Thực hiện hình thức hợp tác tiếp thị với các đơn vị kinh doanh khác

Khi nhắc đến chiến lược marketing bán lẻ thì không thể bỏ qua hình thức hợp tác tiếp thị giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc với tổ chức, cơ sở trong cùng khu vực với bạn. Cách làm này sẽ giúp đưa thương hiệu của bạn đến với nhiều khách hàng tiềm năng một cách rộng rãi hơn. Việc hợp tác tiếp thị này vừa giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá lẫn nhau vừa tăng khả năng có được thêm khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn mà còn giảm độ cạnh tranh giữa các cửa hàng cạnh tranh. 

Hợp tác trong kinh doanh thực tế mang lại nhiều lợi ích nếu bạn biết cách triển khai và áp dụng. Bên cạnh đó, khi hợp tác, bạn cũng có thể tận dụng những điểm mạnh của đối tác để khắc phục những hạn chế của mình. Những yếu tố này sẽ đóng góp vào chiến lược Marketing tổng thể của bạn và mang lại kết quả ấn tượng.

Việc hợp tác tiếp thị này vừa giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá lẫn nhau vừa tăng khả năng có được thêm khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn mà còn giảm độ cạnh tranh giữa các cửa hàng cạnh tranh. 
Việc hợp tác tiếp thị này vừa giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá lẫn nhau vừa tăng khả năng có được thêm khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn mà còn giảm độ cạnh tranh giữa các cửa hàng cạnh tranh.

4. Tăng cường chiến dịch SMS BrandName và Email Marketing

Hoạt động Marketing này mang đến khả năng tiếp cận khách hàng vô cùng hiệu quả, ngay cả trong bối cảnh các hình thức quảng cáo trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ. Email Marketing và SMS BrandName có khả năng tiếp cận khách hàng khá hiệu nếu nội dung được cá nhân hóa.

Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải chú ý đến tần suất, thời gian và nội dung của email và SMS gửi đi để tránh gây phiền hà cho khách hàng. Ngoài ra, việc triển khai SMS Marketing cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí không nhỏ, do đó bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Tuy vậy, hiệu quả của SMS Marketing lại được đánh giá cao hơn so với Email Marketing.

Tăng cường chiến dịch SMS BrandName và Email Marketing là tối ưu hóa nội dung, cách gửi và thời điểm tiếp cận để nâng cao hiệu quả tiếp thị, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

Cách áp dụng:

Bạn nên thử phân khúc dựa vào mức độ tương tác. Bằng cách phân loại những người dùng hoạt động tích cực và không tích cực. Ví dụ những người không mở email của bạn trong vòng 3 tháng. Hãy tạo ra một chiến lược dành riêng cho những người đó. Tìm cách tốt nhất để kéo họ lại trong chiến dịch Email Marketing tổng thể.

SMS BrandName có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau để tăng mức độ tương tác và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng nhằm tối ưu thì cần lưu ý nên cá nhân hóa tin nhắn bằng cách sử dụng tên khách hàng. Tiếp theo đó, phần nội dung cần phải ngắn gọn, rõ ràng những nội dung quan trọng và kè theo CTA (Call-To-Action). Cuối cùng, nên gửi vào thời điểm thích hợp tránh làm phiền khách hàng ngoài giờ làm việc.

Email Marketing và SMS BrandName có khả năng tiếp cận khách hàng khá hiệu nếu nội dung được cá nhân hóa.
Email Marketing và SMS BrandName có khả năng tiếp cận khách hàng khá hiệu nếu nội dung được cá nhân hóa.

5. Chiến lược marketing bán lẻ thông qua người ảnh hưởng

Marketing qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing) là chiến lược hợp tác với các cá nhân có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến tệp khách hàng tiềm năng. Trong ngành bán lẻ, chiến lược này giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số và tạo niềm tin với khách hàng.

Một người mẹ có thể không dễ dàng tin vào những gì mà một đoạn quảng cáo sữa cho trẻ em phát sóng liên tục trên truyền hình. Nhưng họ sẽ rất quan tâm nếu như có một người phụ nữ khác có uy tín trong cộng đồng các bà mẹ “bỉm sữa”, đăng một bài post về lý do họ chọn một nhãn sữa nào đó cho con của mình. Đây chính là ví dụ điển hình nhất cho thấy sức mạnh của kênh marketing thông qua người ảnh hưởng (influencer marketing).

Cách áp dụng:

Để phát huy sức mạnh của người ảnh hưởng, việc lựa chọn đúng người là điểm mấu chốt đầu tiên quyết định sự thành công của chiến dịch marketing. Theo chuyên gia, để lựa chọn đúng người ảnh hưởng, trước đó nhãn hàng cần hiểu rõ mình muốn gì và khách hàng mục tiêu của mình là ai, ở đâu?

Ngày nay, khi mạng xã hội càng phát triển thì ngày càng đa dạng các cách hợp tác với những Influencer. Một trong những xu hướng hiện nay, dùng những người có tầm ảnh hưởng đánh giá sản phẩm (Review Product)  thông qua những video, bài viết hoặc livestream. Quảng cáo những chương trình khuyến mãi bằng cách hợp tác với các influencer trên Facebook để giới thiệu những voucher mã giảm giá đặc biệt và thường để cho việc này hiệu quả hơn thì thường sẽ đi cùng với những phiên Livestream bán hàng.

Marketing qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing) là chiến lược hợp tác với các cá nhân có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến tệp khách hàng tiềm năng.
Marketing qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing) là chiến lược hợp tác với các cá nhân có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến tệp khách hàng tiềm năng.

6. Thực hiện chiến dịch Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng là một chiến dịch vô cùng hiệu quả đối với các cửa hàng bán lẻ do đặc thù về mô hình kinh doanh. Số đông người tiêu dùng cá nhân đều bị ảnh hưởng từ những đánh giá từ chính những người xung quanh như bạn bè, người thân hay chính đồng nghiệp, hàng xóm của mình.  

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, mỗi đơn vị kinh doanh bán lẻ phải tạo ra một hành trình và trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể. Điều này đảm bảo rằng khách hàng chỉ khi hài lòng với sản phẩm và dịch vụ từ cửa hàng của bạn, họ mới sẵn lòng chia sẻ và đưa ra những đánh giá tích cực về bạn trước mọi người. 

Cách áp dụng:

Hình thức phổ biến nhất hiện nay, chính là nhiều doanh nghiệp, khi muốn khách hàng của mình giới thiệu về mình với bạn bè thì sẽ đưa cho họ một lợi ích nào đó. Ví dụ: phiếu giảm giá, tiền mặt, tặng thời gian sử dụng, ...v.v…

Cách làm này sẽ khuyến khích khách hàng sẵn sàng giới thiệu về dịch vụ/sản phẩm của bạn mỗi khi có cơ hội hơn. Nhưng nên áp dụng một cách khôn ngoan, vì có nhiều trường hợp chỉ biết chi tiền một cách thô thiển sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho một số khách hàng trung thành cảm thấy đây là cách PR rẻ tiền.

Số đông người tiêu dùng cá nhân đều bị ảnh hưởng từ những đánh giá từ chính những người xung quanh như bạn bè, người thân hay chính đồng nghiệp, hàng xóm của mình.
Số đông người tiêu dùng cá nhân đều bị ảnh hưởng từ những đánh giá từ chính những người xung quanh như bạn bè, người thân hay chính đồng nghiệp, hàng xóm của mình.

7. Kết luận

Tóm lại, các chiến lược marketing bán lẻ từ việc tối ưu hóa sử dụng mạng xã hội, hợp tác tiếp thị, cho đến việc xây dựng chiến dịch marketing truyền miệng đều có thể mang lại những kết quả ấn tượng nếu được triển khai đúng cách. Doanh nghiệp cần linh hoạt và sáng tạo trong việc áp dụng những phương pháp này để không chỉ tăng trưởng doanh thu mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó tạo dựng thương hiệu vững mạnh trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.


GHDmedia ( Thực hiện bởi: Vy Anh )
Khám phá dịch vụ