Bài viết giới thiệu các đặc điểm của thế hệ Z và cách thu hút khách hàng thế hệ Z
Hiểu rõ hơn thế hệ Z tại Việt Nam - Xu hướng tiếp cận hiệu quả

Thế hệ Z - Nổi loạn và độc lập

Thay vì đọc tạp chí, sách báo truyền thống, Gen Z tìm tòi, học hỏi thông qua các công cụ trực tuyến, Google, ebook, tạp chí online, mạng xã hội,… Có thể nói rằng Gen Z chính là thế hệ của kỹ thuật số. Cuộc sống của Gen Z Việt Nam liên quan khá nhiều đến các thiết bị thông minh, thậm chí phụ thuộc chúng như smartphone, các mạng xã hội Facebook, Youtube, Instagram,…

Đặc trưng chung của Thế hệ Z là rất độc lập, chủ động tiếp nhận thông tin, tự quyết định những gì bản thân muốn thực hiện. Chính vì những điều này, các chiến dịch marketing hiện nay cũng cần thay đổi phù hợp, sáng tạo không ngừng những thông điệp quảng cáo để chinh phục được trái tim của thế hệ Z Việt Nam.

Vậy Thế hệ Z - Họ là ai?

Thế hệ Z còn gọi là Gen Z, iGen, Centennials và có thể một số tên khác luôn mong muốn trở thành những công dân toàn cầu.

Họ không thờ ơ với những vấn đề xã hội, thích trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn biết sáng tạo biến những thứ giản đơn thành thú vị. Gen Z hiện đang chiếm khoảng ⅓ dân số thế giới. Tại Việt Nam con số này là khoảng 14,4 triệu người. Họ đã và đang là thế hệ tiêu dùng của hiện tại, tương lai.

Rõ ràng đây là một con số khổng lồ mà các nhãn hàng chẳng thể làm ngơ. Thế hệ Gen Z được định nghĩa là những người sinh trong khoảng thời gian 1997-2012. Đây là thế hệ duy nhất lớn lên trong sự du nhập và bùng nổ phát triển của thời đại số, mạng xã hội. Vì thế, nền tảng công nghệ, mạng xã hội dường như đã là một phần cuộc sống của Gen Z , từ kết bạn, giao tiếp, học tập, làm việc, giải trí,…

Hiểu rõ hơn thế hệ Z tại Việt Nam - Xu hướng tiếp cận hiệu quả

Nằm trong độ tuổi trẻ trung dưới 25, đây là thời kỳ mà họ muốn thể hiện bản thân, bộc lộ cá tính, khẳng định cái tôi với xã hội. Thế hệ Z được nhận định có chính kiến riêng mạnh mẽ, quan tâm đến sự tự do với phong cách sống là chính mình. Họ cũng chính là những người mở ra trang mới cho ngành Marketing với những chuyển biến khổng lồ. Bởi vậy, thương hiệu ngày nay không chỉ bán hàng, tăng lợi nhuận với cách thông thường, mà  phải chinh phục lý trí sắc sảo của Gen Z để có chỗ đứng vững chắc, phát triển bền vững trên thị trường.

Chiến lược chinh phục thế hệ Z tại Việt Nam

Với cá tính trẻ trung, năng động, tràn đầy năng lượng, Gen Z Việt Nam quan tâm đến các xu hướng mới. Vì thế thương hiệu cũng phải nhạy bén, bắt trend nhanh chóng, liên tục sáng tạo nhằm gây ấn tượng với họ.

Thế hệ Z không quan tâm thương hiệu bạn có lớn mạnh, có là ông lớn đầu ngành hay không. Họ sẽ chú ý nếu bạn là người nắm bắt trào lưu, tạo những nội dung ấn tượng và đầy hứng khởi. 

Hiểu rõ hơn thế hệ Z tại Việt Nam - Xu hướng tiếp cận hiệu quả

Dưới đây là 5 cách khiến thương hiệu trở nên nổi bật hơn trong mắt thế hệ Z:

#1. Muốn theo trend - không thể thiếu Video

Cách thức dễ dàng và hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của Gen Z Việt Nam là Video content. YouTube là nền tảng web Gen Z truy cập đầu tiên khi muốn giải trí (Theo Khảo sát của Decision Lab). Theo sau đó là các nền tảng các video sáng tạo rất nổi tiếng hiện nay như tiktok cũng đạt lượng truy cập và người dùng khổng lồ.

Họ xem video vì nhiều mục đích như mở rộng kiến thức, cải thiện hoặc học thêm  kỹ năng mới, giải trí, giảm căng thẳng trong cuộc sống,… Những nền tảng, công cụ chứa đựng video content nổi tiếng hiện nay là Youtube, Instagram, Tiktok,… Doanh nghiệp nên tận dụng marketing trên những nền tảng này nếu muốn nhắm đến đối tượng là Gen Z Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tự tạo dựng Video content hoặc liên kết với những nhóm, đơn vị thành công như FapTV, 1977 Vlog, Welax,…

2. Kết nối và tương tác 

76% các thành viên Gen Z muốn các thương hiệu phản hồi lại đánh giá, bình luận của họ. Đây là một trong những phương thức để xác định tính xác thực của một thương hiệu.

Theo điều tra cho thây có đến 41% thành viên đọc ít nhất năm đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Điều này cho thấy, thương hiệu muốn tạo uy tín thì phải kết nối, tương tác tốt với khách hàng gen Z Việt Nam.

Xem thêm: Feedback và nhu cầu khẳng định bản thân của thế hệ Z

3. Tập trung vào trải nghiệm mua hàng

Sinh ra trong thời kỳ phát triển cực mạnh của truyền thông, Gen Z Việt Nam gần như miễn nhiễm với các chiến dịch marketing thông thường, những nội dung bán hàng “lộ liễu”.

Gen Z rất nhạy cảm và khó chịu khi bạn chỉ muốn bán sản phẩm hay kiếm lợi nhuận. Hãy cho họ biết sản phẩm của bạn có ích gì cho họ, hay có mang đến trải nghiệm thú vị nào cho họ không?

Bên cạnh đó, Gen Z Việt Nam rất coi trọng cái tôi, cá tính bản thân. Những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu này sẽ dễ nhận được sự quan tâm hơn.

Lưu ý: Thay vì sản xuất các sản phẩm đại trà, giống nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng những sản phẩm ra mắt theo mùa, hay những sản phẩm hợp xu thế trong một khoảng thời gian cũng được săn đón hơn hẳn. Một chiến lược cũng được áp dụng rất thành công của hãng điện thoại giá rẻ Xiaomi là giới hạn số lượng của nhãn hàng cũng khiến khách hàng càng muốn sở hữu chúng hơn.

Xem thêm: Xiaomi và những chiến lược Marketing có một không hai 

4. Chú trọng đến những người có sức ảnh hưởng

Những người có sức ảnh hưởng, được chia thành 4 kiểu là:

  • Nhân vật có sức ảnh hưởng (influencers)

  • Người nổi tiếng (celebrities),

  • Nhân vật tạo nên trào lưu (in-between culture shapers)

  • Người có sức ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers).

Với 3 đối tượng đầu, mức độ tác động tới zen Z không phải lúc nào cũng như mong muốn. Có trường hợp còn bị phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu trong thời gian dài.

Vì vậy, micro-influencers là người phù hợp cho các chiến dịch mạng xã hội ngày nay đối với Gen Z Việt Nam. Họ gần gũi thân thiện, có phong cách riêng, tính tương tác cao. Đồng thời khả năng gắn kết với khán giả tốt, quan trọng là chi phí cũng hợp lý hơn.

Hiểu rõ hơn thế hệ Z tại Việt Nam - Xu hướng tiếp cận hiệu quả

 

#5. Thế hệ Z rất coi trọng quyền riêng tư

Theo nghiên cứu từ NGen, 88% Gen Z đồng ý rằng bảo vệ quyền riêng tư là rất quan trọng trong mọi giao dịch. Vì vậy, hãy lưu ý điều này khi kết nối, tương tác với Gen Z. Hãy thể hiện tính minh bạch, cam kết bảo mật, uy tín khi thu thập thông tin để đảm bảo dữ liệu khách hàng an toàn. 

Tạm kết, Thế hệ Z chính là làn sóng người tiêu dùng tiếp theo, và họ đang trên đường trở thành nhóm khách hàng lớn nhất. Nhóm khách hàng này chưa bao giờ biết đến một thế giới mà không có internet hoặc điện thoại di động.

Hãy sử dụng một chiến lược online marketing hợp lý và đánh trúng tâm lý của khách hàng. Gen Z vừa là một chướng ngại to lớn vừa là một động lực để các marketer đầu tư, sáng tạo để mang đến giá trị tốt nhất và đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Nguồn: GHD Media - Sưu tầm


( Thực hiện bởi: Vy Anh )
Khám phá dịch vụ