Thế hệ khách hàng Gen Z là đối tượng khách hàng trẻ và chiếm phần lớn thị trường. Làm thế nào để tiếp cận họ? Cùng GHD Media khám phá trong bài viết này nhé.
Khách hàng Gen Z là gì?
Gen Z (Thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012. Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.
Hầu hết các bạn trẻ gen Z là con của những người thuộc thế hệ gen X (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ khách hàng Gen Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, khách hàng Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.
Thế hệ khách hàng Gen Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).
Morgan Stanley phát hiện ra rằng thế hệ Millennials và thế hệ khách hàng Gen Z đều dành một phần lớn thu nhập của họ cho việc ăn uống, thiết bị di động, phương tiện đi lại và nhà ở.
Khách hàng Gen Z cũng có thói quen chi tiêu cho mua sắm tại các trang thương mại điện tử bằng hình thức thanh toán bằng thẻ, tín dụng hoặc ví điện tử.
Chính vì vậy, khách hàng Gen Z là đối tượng khách hàng mà nhiều thương hiệu hướng tới.
Các cách tiếp cận khách hàng Gen Z
1. Kết nối với những người trẻ trên mạng xã hội
Bất kì ai hay dành thời gian lên Twitter hay Instagram đều biết rằng đây là một lãnh thổ khó nhằn đối với người làm tiếp thị. Một mặt, bạn muốn tạo ra nội dung vui vẻ, dễ hiểu nhưng mặt khác bạn không thể đoán được đâu là nội dung được lan truyền tích cực và đâu là nội dung gây phản ứng trái chiều.
Vì thế, lời khuyên đầu tiên là đừng cố gắng đính kèm sản phẩm trong tất cả các nội dung được triển khai theo xu hướng. Điều này sẽ tạo nên sự “kém duyên” cho sản phẩm và khiến người dùng có ác cảm với thương hiệu.
Thay vào đó, hãy thực sự hòa nhập vào đời sống của khách hàng Gen Z mục tiêu, mà dễ nhất là nhóm “fan” của thương hiệu. Đây là cách đơn giản, thú vị để triển khai các chiến dịch nội dung theo hướng thân thiện với người dùng hơn cả.
2. Ủng hộ dư luận có mục đích
Đã qua rồi cái thời thương hiệu đứng ngoài dư luận, giờ đây người dùng có xu hướng tin tưởng hơn vào những thương hiệu có cùng hệ giá trị với mình. Vì thế, việc kết nối với khách hàng Gen Z tiềm năng này đòi hỏi phải có mối liên hệ mật thiết với giá trị thương hiệu.
Airbnb là thương hiệu đã làm rất tốt điều này. Theo đó, thương hiệu này đã triển khai chiến dịch định vị thương hiệu thông qua video quảng cáo “Let’s keep traveling forward” đáp trả lại lệnh cấm du lịch của tổng thống Trump.
Từ những ví dụ tiêu biểu này, có thể thấy để gia tăng giá trị thương hiệu, các marketer cần phải có lựa chọn thông minh trong việc nêu quan điểm về các vấn đề xã hội trong các chiến dịch truyền thông.
3. Tạo nội dung giải trí và nhanh chóng bắt kịp xu hướng
Thế hệ khách hàng Gen Z lớn lên với các thiết bị giải trí luôn sẵn trong tầm tay. Vì thế, sự nhàm chán sẽ tấn công họ gần như ngay lập tức. Điều này chẳng có gì lạ nếu họ nhấp vào “bỏ qua” quảng cáo trước khi kịp biết sản phẩm này là gì.
Vì vậy, nếu thương hiệu sản xuất quảng cáo dạng video, hãy đảm bảo rằng quảng cáo này đủ thú vị, ấn tượng, hài hước nhất có thể để thu hút khách hàng Gen Z. Chỉ với ba giây quyết định, số phận của mẫu quảng cáo hoặc là xem tiếp, hoặc bị bỏ qua.
4. Kết hợp với micro-influencers để tiếp cận khách hàng Gen Z
Những micro-influencers trên mạng xã hội với lượng người theo dõi từ vài nghìn đến khoảng 100.000 người sẽ dễ lan tỏa thông điệp đến đối tượng khách hàng Gen Z hơn. Bởi lẽ với lượng người theo dõi tương đối ít này, bài đăng của họ sẽ có tính thân mật và cá nhân nhiều hơn so với những người nổi tiếng.
Do đó, khách hàng Gen Z sẽ có nhiều khả năng lắng nghe và tin tưởng ý kiến của họ hơn. Họ biết chính xác loại nội dung mà người theo dõi của mình phản hồi tích cực, vì vậy cho phép họ cá nhân hóa nội bài đăng để phù hợp với giọng nói và tính cách trên mạng xã hội của họ.
Đó là lý do vì sao việc lựa chọn người ảnh hưởng và để họ tự do sáng tạo nội dung quảng cáo cho thương hiệu là một vấn đề quan trọng marketer cần chú ý.
5. Hiểu được cách thức và nơi đặt quảng cáo
Theo dữ liệu mới từ data.ai:
“Ứng dụng mạng xã hội số 1 ở Mỹ theo mức độ hoạt động hằng tháng được sử dụng bởi khách hàng Gen Z là Facebook, TikTok đứng thứ tư, sau Instagram và Facebook Messenger.”
Dù khách hàng Gen Z vẫn truy cập (log-in) Facebook nhiều nhất, họ lại sử dụng nhiều hơn hay ở lại lâu hơn trên Instagram, TikTok, Snapchat và một số ứng dụng khác.
Vì vậy, bạn nên tập trung vào quảng cáo trên các ứng dụng mà khách hàng Gen Z thường sử dụng.
Có thể nói, khách hàng Gen Z là một thế hệ độc đáo, tuy nhiên điều này cũng vừa tạo ra cơ hội và thách thức cho các thương hiệu muốn tiếp cận nhóm đối tượng này. Tin tốt là khách hàng Gen Z sẽ tồn tại trong một thời gian dài, vì thế hãy bắt đầu làm quen với khách hàng Gen Z ngay từ bây giờ!
Nếu bạn còn băn khoăn về cách xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng Gen Z, bạn hãy tìm sự trợ giúp từ các đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm về vấn đề này.
Và GHD Media ở đây để giúp bạn thực hiện điều đó.
Với hơn 13 năm kinh nghiệm triển khai Digital marketing, phục vụ 3000+ doanh nghiệp, GHD Media luôn đem tới cho Quý doanh nghiệp chiến lược Digital marketing tối ưu nhất, với chi phí hợp lý, cạnh tranh.
Liên hệ tư vấn triển khai:
- Mr Đỗ Minh Diến
- Điện thoại/Zalo: 091 650 77 05
- Email: diendm@ghdc.vn