Việc xác định Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt trong quá trình thiết kế thông điệp tiếp thị dành cho các thương hiệu giáo dục là rất quan trọng.
Xác định Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt cho tiếp thị giáo dục

Việc xác định Phong thái truyền đạtNội dung truyền đạt trong quá trình thiết kế thông điệp tiếp thị dành cho các thương hiệu giáo dục là rất quan trọng.

Cũng giống như bất kỳ thương hiệu hay doanh nghiệp nào, để xây dựng thông điệp tin nhắn SMS hiệu quả, các thương hiệu giáo dục cũng cần xác định được Phong thái truyền đạtNội dung truyền đạt của thương hiệu giáo dục của mình. câu trả lời cho 3 câu hỏi: 

  • Vị trí của mình trong thị trường ngành giáo dục?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu giáo dục này là gì?
  • Đâu là điều tạo nên sự khác biệt của thương hiệu so với những thương hiệu giáo dục khác?

Để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng, một phần quan trọng mà các nhà tiếp thị cần thực hiện trong quá trình này, đó là xây dựng phong cách thông điệp. Điều này quan trọng bởi nó giúp các khách hàng có thể xác định được thương hiệu mà mình đang tiếp xúc là gì. Để làm được điều đó, trước hết, bạn cần phân biệt giữa Phong thái truyền đạtNội dung truyền đạt.

1. Phân biệt “Phong thái truyền đạt” và “Nội dung truyền đạt”

"Phong thái truyền đạt" và "Nội dung truyền đạt" là hai khái niệm quan trọng trong giao tiếp và truyền thông, mỗi khái niệm mang ý nghĩa và đặc điểm riêng.

Phân biệt Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt.
Phân biệt Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt.

Đây là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn. Việc xác định đúng phong thái truyền đạt để tạo ra những thông điệp đặc biệt và dễ nhận biết là vô cùng quan trọng cho mỗi thương hiệu giáo dục. Nếu không có phong thái truyền đạt này, nội dung truyền đạt của thương hiệu sẽ bị lu mờ giữa vô số thông điệp mà khách hàng nhận được mỗi ngày. Nếu không có sự thay đổi khi gửi đi thông điệp, họ sẽ khó nhớ và nhận ra thương hiệu của bạn giữa nhiều thương hiệu khác. Nếu một thông điệp không thể gây ấn tượng với khách hàng, thồn điệp đó không giúp khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn thì thông điệp đó không đạt hiệu quả mong muốn.

Việc sáng tạo được thông điệp ấn tượng và đặc biệt, giúp khách hàng dễ nhận biết là vô cùng quan trọng để truyền tải thông điệp cho thương hiệu của bạn. Nội dung truyền đạt của một thương hiệu giáo dục có trở nên nổi bật hay không giữa biển vô vàn những thông điệp của các thương hiệu khác cùng ngành đều dựa vào cách thương hiệu đó lựa chọn phong thái truyền đạt. Nếu thương hiệu giáo dục của bạn không thành công trong việc định hình vừa lựa chọn phong thái truyền đạt của riêng mình, khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ không nhớ hoặc không nhận ra thương hiệu của bạn trong số tất cả các thương hiệu khác đang tranh giành sự chú ý của khách hàng.

Mặt khác, nếu bạn không xác định được nội dung truyền đạt của thương hiệu giáo dục mình là gì, bạn có thể có nguy cơ tạo ra nội dung có phong thái truyền đạt trái ngược với nội dung thông điệp mà thương hiệu của bạn muốn thể hiện với khách hàng. Lấy một ví dụ, nếu thương hiệu giáo dục của bạn muốn truyền đạt thông điệp chính của mình là "Không chỉ tập trung vào việc đào tạo những kiến thức giáo dục cơ bản, chúng tôi còn tập trung phát triển cá tính của học viên", thì nội dung nặng về tiếng lóng có thể làm suy yếu và gây nhầm lẫn cho thông điệp này.

Việc sáng tạo được thông điệp ấn tượng và đặc biệt, giúp khách hàng dễ nhận biết là vô cùng quan trọng để truyền tải thông điệp cho thương hiệu của bạn.
Việc sáng tạo được thông điệp ấn tượng và đặc biệt, giúp khách hàng dễ nhận biết là vô cùng quan trọng để truyền tải thông điệp cho thương hiệu của bạn.

2. Xác định Phong thái truyền đạt cho một thương hiệu giáo dục

Để thiết kế thông điệp dành cho thương hiệu giáo dục của bạn, bạn cần xác định Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt một cách rõ ràng. Để làm được điều này, đầu tiên, các nhà tiếp thị hãy thực hiện trả lời các câu hỏi sau đây theo phương pháp 5W1H (What/When/Why/Who/How):

  • Giá trị cơ bản của thương hiệu giáo dục của bạn là gì? (What)
  • Bạn muốn người khác mô tả cơ sở giáo dục của bạn như thế nào? (How)
  • Điều gì/Cá nhân nào làm cho cơ sở giáo dục của bạn khác biệt với những trường khác có thể có những giá trị tương tự? (Which/Who)

Sau khi đã hoàn thành trả lời những câu hỏi trên, nhà tiếp thị hãy thành lập một nhóm học viên/ nhân viên/cố vấn/giảng viên để thực hiện một cuộc khảo sát và trả lời những câu hỏi như sau. Có được nhiều quan điểm khác nhau. Nếu cơ sở giáo dục của bạn đã xác định các thông điệp chính của mình thì các nhóm tập trung là nơi để nhận phản hồi về việc liệu những thông điệp đó có phù hợp với đúng người hay không hoặc liệu chúng có cần được tinh chỉnh hay không.

  • Khi nào bạn quyết định trở thành một phần của thương hiệu giáo dục này? (When)
  • Tại sao bạn chọn trở thành một phần của thương hiệu giáo dục này? (Why)
  • QUAN TRỌNG NHẤT: Hãy tưởng tượng môi trường giáo dục này như một con người thực sự sở hữu cá tính riêng biệt; bạn có thể mô tả tính cách của người đó bằng những từ hay cụm từ như thế nào? Bạn hãy chia sẻ câu chuyện của bạn về lí do tại sao bạn sử dụng những  tính từ đó để mô tả thương hiệu giáo dục này?
xác định Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt bằng phương pháp 5w1h
xác định Phong thái truyền đạt và Nội dung truyền đạt bằng phương pháp 5W1H.

Thông qua cuộc khảo sát này, bên cạnh việc các nhà tiếp thị có thể thu thập được kết quả mong muốn, nhà quản lý thương hiệu giáo dục cũng có thể khám phá ra những điểm cộng từ những hoạt động và giá trị mình tạo nên giúp mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng trở nên bền chặt hơn.

Sau khi đã hoàn thành cuộc khảo sát trên, nhà tiếp thị hãy cảm nhận xem loại phong thái truyền đạt nào phù hợp đối với phong cách của thương hiệu giáo dục này và lên ý tưởng nội dung cho thông điệp của bạn. Bạn hãy xem lại tất cả những nội dung này và trả lời những câu hỏi sau:

  • Theo bạn, đâu sẽ là nội dung có ý nghĩa và mang trạng thái thu hút và trình bày một quan điểm có thể xác định được?
  • Những quan điểm, từ ngữ, cụm từ, thái độ nào củng cố nội dung thông điệp mà thương hiệu giáo dục của bạn muốn truyền đạt?
  • Những nội dung nào đang quá chung chung không rõ ý? Danh sách nội dung này còn thiếu những nội dung nào?

Từ danh sách nội dung này, bạn hãy chắc chắn xem xét kỹ về thông điệp của thương hiệu đang muốn truyền tải tới khách hàng và đúc kết ra các nội dung mang giá trị phù hợp.

Bạn hãy theo dõi ý kiến của các khách hàng tiềm năng nhận xét về thương hiệu giáo dục của bạn và cách họ xây dựng quá trình lựa chọn môi trường giáo dục. Bạn hãy theo dõi những điều này trên mạng xã hội, qua những nội dung email gửi đến văn phòng tuyển sinh của thương hiệu bạn và nội dung họ bàn luận trong những hội nhóm,…v.v... Họ sử dụng những từ và cụm từ nào?

Kết quả mà bạn mong muốn từ mỗi bước này là danh sách các từ và cụm từ mô tả các giá trị và phong cách của thương hiệu giáo dục của bạn. Đây sẽ là những nền tảng các nhà tiếp thị như bạn tạo ra sự nhất quán cho thông điệp mà thương hiệu giáo dục của bạn muốn truyền tải tới các khách hàng.

Cuối cùng, nhà tiếp thị hãy chọn từ ba đến năm từ/cụm từ trong số những ý kiến này thể hiện thực sự rõ về điều làm thương hiệu giáo dục của bạn trở nên tốt nhất. Nhà tiếp thị có thể xây dựng thông điệp dựa trên các tiêu chí như sau: cơ hội, khả năng tiếp cận, cộng đồng, nồng nhiệt, hỗ trợ.

Thông qua cuộc khảo sát này, bên cạnh việc các nhà tiếp thị có thể thu thập được kết quả mong muốn, nhà quản lý thương hiệu giáo dục cũng có thể khám phá ra những điểm cộng từ những hoạt động và giá trị mình tạo nên giúp mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng trở nên bền chặt hơn.
Thông qua cuộc khảo sát này, bên cạnh việc các nhà tiếp thị có thể thu thập được kết quả mong muốn, nhà quản lý thương hiệu giáo dục cũng có thể khám phá ra những điểm cộng từ những hoạt động và giá trị mình tạo nên giúp mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng trở nên bền chặt hơn.

3. Xây dựng vốn từ vựng liên quan

Bây giờ nhà tiếp thị có thể mô tả các giá trị và phong cách của thương hiệu giáo dục của mình, bạn có thể bắt đầu xây dựng vốn từ vựng xung quanh thông điệp chính:

  • Phong cách chung của một thương hiệu giáo dục cần có sự trang trọng hay cá tính như thế nào?
  • Điều đó thay đổi như thế nào tùy theo ngữ cảnh?

Nếu tiếng nói của thương hiệu giáo dục của bạn thiên về sự trang trọng hơn, tùy vào ngữ cảnh, một số thông điệp qua tin nhắn SMS của thương hiệu đó có thể vẫn có phong cách cá tính hơn so với những tin nhắn SMS quảng cáo về những thông báo quan trọng của thương hiệu. Tuỳ vào từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn gửi thông điệp, bạn hãy lựa chọn phong thái truyền đạt phù hợp để tăng hiệu quả truyền thông. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đặt ra thêm những câu hỏi như: Tiếng lóng hoặc biệt ngữ kỹ thuật có phù hợp với phong cách của thương hiệu bạn trong hoàn cảnh này không? Bạn có nên sử dụng chúng không hay nên loại bỏ chúng? Hoặc chúng sẽ được sử dụng như thế nào ở một số hoàn cảnh nhằm thay đổi trạng thái ra sao cho nội dung có cùng một giọng điệu không bị lặp lại?

Tuỳ vào từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn gửi thông điệp, bạn hãy lựa chọn phong thái truyền đạt phù hợp để tăng hiệu quả truyền thông.
Tuỳ vào từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn gửi thông điệp, bạn hãy lựa chọn phong thái truyền đạt phù hợp để tăng hiệu quả truyền thông.

Điều tiếp theo các nhà tiếp thị cần chú ý, đó là sự thống nhất về ngôi xưng. Cơ sở giáo dục của bạn là "chúng tôi" hay "thương hiệu giáo dục này" khi được đề cập trong nội dung của bạn? Nếu phong cách cơ sở giáo dục của bạn là một cộng đồng ấm áp và đầy sự hỗ trợ, bạn có thể lựa chọn ngôi xưng cho cơ sở giáo dục của mình là "chúng tôi". Nếu thương hiệu giáo dục của bạn mang phong cách như một người cố vấn nghiêm khắc nhưng mang sự công bằng, và bạn lựa chọn đứng ở vị trí một cá nhân khác đang giới thiệu về môi trường giáo dục mình đang theo học và công tác, cơ sở giáo dục được xuất hiện trong thông điệp của bạn có thể được sử dụng đại từ ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp: họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…v.v...) thay vì ngôi thứ nhất (chỉ người nói: tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…v.v...).

Bạn hãy thiết lập lại thông điệp của thương hiệu giáo dục bằng cách tạo một bảng thống kê với các từ/cụm từ định nghĩa trong một cột. Cột tiếp theo giải thích ngắn gọn về từ/cụm từ đó; giá trị của chúng nhằm truyền đạt điều gì về thương hiệu giáo dục của bạn. Hai cột cuối cùng bạn hãy cung cấp các mẫu từ và cụm từ phù hợp tương tự để diễn đạt giá trị đó cũng như những từ và cụm từ không phù hợp, nên tránh.

Cuối cùng, các nhà tiếp thị hãy chia sẻ bảng thống kê các từ/cụm từ này với những người và bộ phận tham giá hỗ trợ lên ý tưởng tạo nên thông điệp cho thương hiệu giáo dục của bạn. Bạn hãy giữ khoảng trống trong mỗi ô để mỗi bộ phận khác nhau trong hệ thống giáo dục của thương hiệu ghi thông tin họ cần điền vào đó. Việc thu thập ý kiến thống kê này giúp nhà tiếp thị có thêm ý tưởng tể thống nhất nội dung cho thông điệp mình đang sáng tạo.

Việc thu thập ý kiến thống kê này giúp nhà tiếp thị có thêm ý tưởng tể thống nhất nội dung cho thông điệp mình đang sáng tạo.
Việc thu thập ý kiến thống kê này giúp nhà tiếp thị có thêm ý tưởng tể thống nhất nội dung cho thông điệp mình đang sáng tạo.

4. Tạo nên sự nhất quán giữa các thông điệp

Đến cuối cùng, tất cả những bước triển khai trên là quá trình giúp các nhà tiếp thị tạo nên nội dung và tập hợp những thông điệp độc đáo, chúng có thể giúp các nhà tiếp thị xác định được từ khóa cho thông điệp và đưa ra các quyết định cho những nội dung mà mình đã sáng tạo. Nó giúp các nội dung có sự nhất quán với nhau.

Việc tạo nên sự nhất quán trong Phong thái truyền đạtNội dung truyền đạt là một bước không thể thiếu trong việc đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu và chúng giúp nỗ lực tiếp thị của các nhà tiếp thị đạt được hiệu quả tối đa cho thông điệp của bạn. Điều này giúp tăng độ nhận diện của khách hàng về hình ảnh thương hiệu. Khi hình ảnh của thương hiệu giáo dục của bạn có thể đạt được lợi thế về độ nhận diện trong thị trường tiếp thị giáo dục, tính xác thực và độ tin cậy về thông điệp của thương hiệu đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các thương hiệu khác cùng ngành.

Tham khảo:


( Thực hiện bởi: Vy Anh )
Khám phá dịch vụ