Theo bạn cấu trúc silo là gì và nó quan trọng ra sao? GHD MEDIA sẽ trả lời cho bạn ngay qua bài viết này
Cấu trúc Silo và cách tạo lập để gia tăng traffic hiệu quả

Theo bạn cấu trúc silo là gì và nó quan trọng ra sao? Tôi sẽ trả lời cho bạn ngay đây!

Một silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi. Đó cũng là nguyên lý vận hành của cấu trúc silo. Các silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn, phân nhỏ nội dung chính thành các category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.

Ví dụ về cấu trúc silo:

Mỗi một silo đều có thể chia nhỏ xuống một tầng silo nữa. Nhưng thay vì tạo thêm silo mới hay phát triển ý tưởng dựa trên topic, bạn nên tìm ý tưởng dựa trên content hoặc viết thêm trang mới.

Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi silo này và thay vì tạo thêm subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:

+ Làm thế nào để tạo Editorial calendar?

+ Mẫu ví dụ về Editorial calendar?

+ Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?

+ Phần mềm theo dõi lịch edit content

+ Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar

Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang editorial calendar có giá trị hơn. Nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang editorial calendar. Vì theo tôi nếu ai đó tìm kiếm chủ đề làm thế nào để tạo editorial calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và plugin liên quan.

Silo là gì? Tại sao ta phải triển khai mô hình Silo cho website?

Để tôi cho bạn coi xem thử 1 số hình ảnh của những từ khóa mà cấu trúc onpage silo đánh bại cả những trang Authority Site lâu năm. Hãy nhìn vào từ khóa “Christian Mingle Reviews” – từ khóa với lượng search khá tốt (5400 lượt/ tháng).

À tôi sẽ chỉ lấy các ví dụ từ khóa tiếng anh thay vì sử dụng tiếng Việt như các bài khác nhé! Đơn giản bởi vì ở Việt Nam có rất ít người có khả năng xây dựng các trang Silo hay Onpage “khủng” và thị trường nước ngoài rộng nên nó dễ kiếm hơn. DR của keyword là gì Ở đây bạn có thể thấy là độ khó là 25. Nếu như bạn không biết độ khó này có nghĩa gì và nó cạnh tranh bao nhiêu so với Việt Nam thì bạn có thể nghĩ như vầy. Nó cạnh tranh ít nhiều gì cũng tương đương hoặc hơn từ khóa “may đồng phục” đấy.

do-kho-keyword

Từ khóa “may đồng phục” có độ khó ngang với “Christian Mingle Reviews”

Đúng là nó không hẳn quá khó đối với SEOer lão làng. Nhưng tất nhiên nó cũng phải tốn một chút công sức và thời gian để rank trên Google. Và đặc biệt những từ khóa 3 chữ có lượng volume cao lại thường có xu hướng khó SEO hơn.

Lưu ý: Chắc bạn thắc mắc tôi đang dùng phần mềm nào để đánh giá độ khó của keyword. Tôi dùng Kwfinder bạn nhé! Bạn có nhận thấy điều gì lạ ở ảnh bên dưới:

do-kho-keyword-google

Với DR 32 vẫn có thể đứng ở hạng nhất

Xem số lượng link ở dưới trang web ấy so với điểm DA , PA của các trang web đối thủ bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc.

loi-ich-cua-silo

Lượng DA và PA rất đáng kinh ngạc

Tất nhiên tôi biết rằng nhiều người chơi dấu đi link PBN, dấu link vệ tinh của mình. Nhưng tôi không nghĩ là trong trường hợp này, trang web trên lại dấu backlink đi. À, tất nhiên không phải chỉ có từ khóa này đâu, còn rất nhiều từ khóa khác. Hãy nhìn thêm 1 ví dụ về hiện tượng này.

suc-manh-cua-silo

Hai trang web nhỏ đánh bại một trang web rất lớn chỉ với rất ít backlink.

Search từ khóa “Best Espresso Machines” – một từ khoác cạnh tranh khác, bạn sẽ thấy điều khác biệt ở top 2 – 3 của từ khóa. Nếu bạn nào muốn search thử thì nhớ đổi IP qua IP Mỹ và dùng google.com thay vì google.com.vn thì mới chính xác nhé.

Lưu ý: Kết quả SERPs cũng có thể thay đổi qua thời gian. Và đôi khi hiện tại bạn đang đọc bài viết này, kết quả cũng đã khác rất nhiều rồi.

TheSweetHome (ở hình trên) là một trong những trang web lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ. Website đã được bán cho tờ báo New York Time trong bộ combo 2 website trị giá hơn 30 triệu $.

Và tất nhiên nó sẽ không ngừng tại đây đâu. Tôi sẽ cho bạn xem một vài điều kinh ngạc. CoffeMakerPicks:

index-coffeemakerpicks

CoffeeMakerPicks có 57 trang index

Và The Edge Coffe:

index-the-edge-coffee

The Edge Coffee có 30 trang index

Trang web The Edge Coffe có thể có một chút Authority (DR 52 theo Ahrefs) nhưng DR của Coffe Maker Picks chỉ có 46.

so-sanh-DR-2-trang-web

Thật ra The Edge Coffee có DR cao hơn CoffeeMakerPicks

Nếu như bạn là một người đã trong lĩnh vực SEO lâu, bạn sẽ hiểu được rằng:

Chỉ số DR 46 này sẽ khá là thấp nếu nhưng đứng trong khung cảnh mà trang web này đang đánh bại những trang website Authority ở dưới.

+ Vậy tại sao điều này lại có thể xảy ra?

+ Làm sao những trang nhỏ này lại có khả năng đánh bại những trang Authority lớn và đứng top lâu vậy?

+ Và bạn có thể học hỏi được gì từ nó?

Tất cả đều nhờ vào cấu trúc silo. Vậy nó khác gì so với các cấu trúc phẳng thông thường.

Cấu trúc silo vs cấu trúc phẳng

Khác với cấu trúc silo, cấu trúc phẳng xếp tất cả bài viết ngang bằng nhau. Cùng lắm là được nhóm theo category đơn giản hay tệ hơn là nhóm theo ngày.Cấu trúc này thường được dùng cho blog.

cau-truc-phang-vs-cau-truc-silo

So sánh 2 cấu trúc phổ biến của website: Cấu trúc Silo vs Cấu trúc phẳng

Nhiều SEOer cũng sử dụng cấu trúc phẳng cho website nhưng với tôi, cấu trúc sâu tầng hay cấu trúc silo mới là sự lựa chọn hoàn hảo. Đơn giản bởi vì tôi muốn website của mình có hệ thống, dễ dàng phân nhóm content và không điều hướng lộn xộn.

Phân loại cấu trúc silo trong SEO

Có hai cách triển khai cấu trúc silo trong SEO: Silo vật lý thông qua thư mục và silo ảo thông qua liên kết.

=> Sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”. Địa chỉ URL có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì.

Ví dụ cụ thể:   https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

+ Homepage: https://www.thegioididong.com

+ Silo page: https://www.thegioididong.com/dtdd/

+ Sub-silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Ngoài sub-silopage ở trên, bạn có thể tham khảo các sub-silopage (các dòng điện thoại) khác trên website của thegioididong.com

Các trang web thương mại thường sử dụng cấu trúc silo vật lý này. Mỗi chủ đề sẽ có một nhóm các trang được lưu trong cùng một thư mục về một category cụ thể (ví dụ như: laptop, điện thoại di động, phụ kiện, tablet, …). Và trong category đó có những thư mục phụ là những subcategory khác nhau (vd: samsung, iphone, oppo, …). Mỗi file đều nằm trong category riêng. Và không có file nào xếp vào cùng lúc 2 category. Để xây dựng cấu trúc silo vật lý, bạn phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website.

Nếu silo vật lý đòi hỏi các trang chung chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì silo ảo được hình thành bởi các hypertext link giữa các trang cùng chủ đề. Trên thực tế, không có silo vật lý thì liên kết các trang liên quan thông qua text link (silo ảo) vẫn có thể mang lại hiệu quả. Nhờ spider của công cụ tìm kiếm đi theo các liên kết này để crawl nội dung của website.

Do đó có thể nói silo ảo có sức mạnh cực kì to lớn. Bằng cách liên kết các trang có nội dung liên quan, bạn có thể tạo sự thống nhất về nội dung cho toàn website. Bạn nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với top landing page và các trang con. Và các trang con có thể link ngược lên silo landing page bình thường.

silo-ao

Mô hình liên kết giữa các trang của cấu trúc silo ảo

Cả 2 hình thức xây dựng cấu trúc silo đều có lợi thế riêng của nó. Tôi khuyên bạn nên kết hợp cả 2 để thấy được kết quả bất ngờ từ mô hình này. Nắm được lý thuyết là vậy nhưng cách thức để xây dựng cấu trúc này cụ thể như thế nào. Kéo xuống đọc tiếp!

Quy trình xây dựng cấu trúc silo cho website

1. Xác định chủ đề web

2. Chọn loại cấu trúc silo cần áp dụng (silo vật lý hay silo ảo)

3. Kiểm tra link building

4. Publish content liên quan, chất lượng + chèn keyword

Silo website đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch chi tiết, bao quát để triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn.

#1 – Xác định chủ đề của website.

Để xác định được chủ đề của website, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:

+ Chủ đề mà website của bạn đang muốn cạnh tranh là gì?

+ Các chủ đề nào liên quan đến website của bạn?

+ Người dùng tìm đến content của bạn bằng cách nào?

+ Làm cách nào để triển khai cụ thể cho chủ đề của website?

Hãy kết hợp bước này với quá trình nghiên cứu từ khóa.

#2 – Chọn chiến lược silo tối ưu nhất

Bạn nên cân nhắc xem bạn có thể triển khai silo vật lý thông qua cấu trúc thư mục của website không, nếu có hãy áp dụng. Nếu không, áp dụng mô hình silo ảo thôi. Cách thức triển khai như thế nào, lát nữa tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

#3 – Kiểm tra link building

Rà soát cấu trúc liên kết hiện tại của website (bắt đầu bằng menu chính), chèn liên kết nội bộ (internal link) giữa các trang để củng cố chủ đề của từng trang. Để làm được điều này, bạn nên theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn. Hãy nhớ rằng bạn cần ít nhất 4 – 5 trang con để tạo được 1 chủ đề silo.

#4 – Đăng tải bài viết

Đến bước này, bạn đã có chủ đề cho mình rồi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là đăng tải các bài viết chất lượng, liên quan có chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.

Hướng dẫn xây dựng cấu trúc silo vật lý

Cấu trúc Silo vật lý củng cố chủ đề website bằng cách nhóm những trang content vào một thư mục được sắp xếp chặt chẽ. Cần có ít nhất 4 – 5 trang content để tạo nên 1 chủ đề. Và mỗi trang phải được đặt tên url phù hợp để có thể hiểu rõ bài viết đang nói về chủ đề gì. Nếu cấu trúc thư mục này không rõ ràng, người dùng lẫn công cụ tìm kiếm sẽ không nắm được mục đích cũng như chủ đề của website. Hãy tưởng tượng silo vật lý như cái tủ lưu trữ tài liệu.

Để quản lý tủ tài liệu hiệu quả, mọi thứ phải giữ nguyên vị trí theo từng nhóm và được đánh dấu bởi heading rõ ràng. Mỗi category đều có heading riêng. Lấy lại ví dụ tôi đề cập ở đầu bài viết – thegioididong.com

chu-de-website-the-gioi-di-dong

Chủ đề chính của website thegioididong.com

Như nội dung được đề cập trong meta description, website thegioididong.com tập trung kinh doanh các mặt hàng: Điện thoại di động, tablet, laptop, phụ kiện, … Do vậy, tất cả các mặt hàng về điện thoại di động sẽ được xếp 1 nhóm, các dòng laptop được xếp thành 1 nhóm khác, … Hai nhóm này không được có chung content hay link về nhau. Silo điện thoại di động sẽ như sau:

https://www.thegioididong.com/dtdd

https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-s10-plus-512gb

https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-note8

Ví dụ:

Peanutbuttersite.com/creamy/traditional.html

Peanutbuttersite.com/creamy/organic.html

Peanutbuttersite.com/creamy/lowfat.html

Peanutbuttersite.com/creamy/jellyhybrid.html

Peanutbuttersite.com/creamy/honeyroasted.html

Trong ví dụ trên, mỗi trang đều được đặt tên để công cụ tìm kiếm thấy được chủ đề là như nhau. Hệ thống đặt tên danh mục giúp xây dựng những trang này đều là về bơ đậu phộng mịn.

Hầu hết các trang sẽ thấy chủ đề của họ sẽ ngày càng rộng, đủ để chia thành nhiều chủ đề con khác. Nếu bạn thấy silo bơ đậu phộng mịn có thể phân nhỏ hơn, bạn có thể tạo thêm nhiều sub-silo, tuy nhiên cần giới hạn số lượng hợp lý. Đào quá sâu có thể khiến những trang cuối không nhận đủ link để được xem là có liên quan. Silo phụ cũng cho bạn nhiều không gian để tối ưu từ khóa hay từ đồng nghĩa.

Cấu trúc silo càng chặt chẽ thì cơ hội lên top từ khóa ngách càng cao, đặc biệt là long-tail keyword. Tuy nhiên cũng đừng quên từ khóa chung trong cả quá trình. Cấu trúc silo cần cân bằng cả hai loại từ khóa này. Sau khi tạo ra nhiều chủ đề riêng biệt, bạn sẽ thắc mắc làm thế nào kết nối chúng lại.

Ví dụ trang chuyên bán bơ đậu phộng của bạn có một silo về lợi ích của nhiều loại bơ đậu phộng đối với sức khỏe. Nếu bạn có một trang về chủ đề cụ thể hơn là lợi ích của bơ đậu phộng dạng mịn đối với sức khỏe thì trang đó chắc chắn phải đề cập đến hai phần: lợi ích sức khỏe và bơ đậu phộng dạng mịn. Cách tốt nhất để kết nối hai phần này mà không ảnh hưởng đến chủ đề là link từ trang bơ đậu phộng dạng mịn sang landing page lợi ích sức khỏe. Làm vậy sẽ thông báo với công cụ bạn có hai silo unique và cả hai trang này sẽ dễ dàng nổi bật hơn.

Sức Mạnh của sự liên quan.

Nếu như bạn theo dõi tôi đã lâu, bạn sẽ thấy tôi liên tục đề cao sức mạnh của sự liên quan (Relevance) cả trong backlink và lẫn Onpage . Cụ thể là, đó là sức mạnh của sự liên quan chủ đề: Sự liên quan này được tạo ra bởi các content ở trong một website cố định.

su-lien-quan

Sự liên quan mạnh mẽ hơn Authority rất nhiều

Nói cho bạn rõ hơn, Sự liên quan từ Off page lẫn Onpage (hoặc một trong hai) không chỉ là cách duy nhất bạn có thể dùng nó để đạt được kết quả SEO top như mong đợi. Đôi khi trang web của bạn chỉ cần là một trang Authority (một trang web được google tin tưởng và mạnh) cũng có thể giúp cho bạn seo top google rồi. Còn bây giờ, hãy bắt tay vào các kỹ thuật để tạo sự liên quan trọng website cho website bạn nào!

Kĩ thuật để tạo sự liên quan ở trong website

Kĩ Thuật 1: Thu hẹp sự tập trung của thị trường ngách trong website của bạn.

Cách đầu tiên để tạo sự liên quan trong website của bạn một cách rõ ràng nhất đó là tập trung vào đúng một thị trường ngách. Với những thể loại trang web này, Những kỹ thuật SEO on Page khác hầu như sẽ không quan trọng, bởi vì nguyên một website cũng chỉ nói về 1 chủ đề duy nhất. Hãy nhìn một số ví dụ ở dưới đây để hiểu rõ tôi nói gì: CoffeeMakerPicks.com:

ky-thuat-tao-su-lien-quan

Tập trung thì trường ngóc ngách trên website

Đây là một website chỉ nói về các sản phẩm để tạo nên cà phê, nên khi bạn tạo content hay tạo cấu trúc onpage, toàn bộ mọi thứ đều quay quanh máy cà phê cả. Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều website như thế này, nhất là các domain có từ khóa chính xác, tôi sẽ lấy một số ví dụ làm minh họa:

Maycatlaser.vn: Một trang web chỉ nói toàn bộ về sản phẩm máy cắt laser

Bonruachen.com: Một trang web chỉ nói toàn bộ về sản phẩm bồn rửa chén

Hay những trang web mà bạn khá là thấy nhiều như Dichvuseo.tv , maychaybo.vn, xetnghiemadn.info,… Bạn hiểu ý tôi rồi đấy. Những trang web tôi đề cập ở trên (và bạn sẽ thấy rất nhiều khi SEO) là những website chỉ tập trung vào một số sản phẩm nhất định, hay thậm chí là một sản phẩm duy nhất, những trang web đánh vào những thị trường ngách. Bạn sẽ thấy chúng xuất hiện rất nhiều trong top 10 của các từ khóa bạn đang SEO, đây là một lý do không nhỏ khiến cho website họ thành công khi SEO – và một phần lý do khác là họ có từ khóa chính xác cần seo trong gốc domain.

Nhưng… Nó cũng là vấn đề! Nếu như website của bạn chỉ nói về 1 sản phẩm duy nhất thì nó rất khó để phát triển về cả mặt bán hàng và nhất là về mặt thương hiệu công ty! Đó là lý do tại sao các công ty/ thương hiệu lớn khi tạo dựng website họ lại có cách khác để tạo dựng sự liên quan trong website.

Kỹ thuật thứ 2: Cấu trúc Silo On page.

Silos là kỹ thuật giúp cho nhân rộng sự liên quan của các thị trường ngách tập trung trong những trang web lớn bằng cách tách biệt các nhóm thị trường và các bài viết tương ứng liên quan trong đó (Đừng sợ nếu không hiểu, tôi sẽ nói chính xác bạn cần phải làm gì ở bên dưới) Nhưng đây không chỉ là một kĩ thuật mà các trang web lớn (nhất là những trang ecommerce- thương mại điện tử) hay làm, mà những trang web nhỏ cũng có thể làm được. Và khi những trang web nhỏ áp dụng thì nó tạo nên một kết quả rất tốt.

traffic-thankyourskin

Silo onpage là một trong những cách tăng traffic cho website hiệu quả.

Bạn có thể coi lại trang 10Bestonline.com , với hình ảnh đầu tiên mà tôi đưa cho bạn, họ đứng vị trí top 1. Hay những ví dụ tốt hơn ở mảng này đó là website ThankyouSkin.com, một trang silo rất tốt với hơn 185,900 traffic/ tháng. Hay thậm chí những trang còn “khủng bố” hơn là VixenDaily với traffic 1,700,000 traffic/ tháng (con số thống kê từ similar web còn khi bạn cho vào ahref thì nó chỉ ước tỉnh khoảng 305k/ tháng thôi)

Vixen_daily-traffic

Vixen daily có lượng traffic rất khủng

Lý thuyết về cấu trúc silo

Trước khi vào vấn đề, tôi muốn đưa bạn 2 video mà tôi đã nói về cấu trúc silo và cấu trúc onpage Ở 2 video này, tôi nói khá rõ về lý thuyết và cách vận hành của nó. Nhưng ở cả 2 video này lẫn những video khác ngoài kia nói về silo tôi thấy rằng nó đã có một chút là “ lỗi thời” và không mang lại quá nhiều hiệu quả. Ở trong bài này tôi sẽ cho bạn những cấu trúc mà tôi nghiên cứu và áp dụng thành công hơn khi làm SEO. Tôi cũng muốn cho bạn một số thuật ngữ để phần còn lại của bài viết này, bạn có thể dễ dàng hiểu rõ hơn.

Thuật ngữ

Silo Pages: Những trang “top” của cấu trúc silo của bạn được liên kết nội bộ xuống các trang con (bạn có thể coi hình dưới). Ở trong wordpress, bạn có thể dùng Pages (Trang) hoặc cũng có một số tôi lại thấy dùng đó là trang Categories
Post: các bài đăng (post) trên blog, website của bạn là điều tạo nên cấu trúc silo

Lý Thuyết về Silo của tôi

Theo quan điểm của tôi, có 2 phần chính trong Silo đó là NHÓM và TÁCH BIỆT:

Nhóm = Cho những content thật sự liên quan vào các nhóm (categories) tương ứng. Tách Biệt = Tạo nên một hệ thống riêng biệt cho từng nhóm khác nhau để đảm bảo chắc chắn rằng các nhóm này chỉ tương tác với những content ở cùng thể loại mà thôi.

Bạn sẽ vừa dùng cả Nhóm và Tách biệt khi tạo lập cấu trúc trang web và khi liên kết nội bộ với nhau. Toàn bộ ý tưởng có nghĩa là tạo nên những từng nhóm khép kín mà những nội dung liên quan của từng nhóm được liên kết với nhau qua liên kết nội bộ (internal link) và tương tác với nhau chỉ trong nhóm đó mà thôi

ly-thuyet-silo

Mỗi Nhóm Silo là một hệ thống khép kín

Nhóm

Nhóm = Tạo dựng những content thật sự liên quan vào các nhóm (categories) tương ứng. Tôi sẽ cho bạn một số ví dụ cụ thể để làm rõ điều tôi đang muốn nói Những trang web về thể hình (fitness) có thể sẽ được chia thành các nhóm dưới đây

chia-nhom-silo-thanh-cac-nhom-nhat-dinh

Chia silo ra thành các nhóm nhất định

À, bạn cũng có thể chia nhỏ các content của bạn thành nhiều Nhóm nhỏ theo ý của bạn muốn, nhưng bạn cũng phải đảm bảo được trải nghiệm của người dùng là vẫn tốt nhé. Tôi cũng nghĩ rằng bạn sẽ hỏi tôi hay tự hỏi mình rằng: “Bao nhiêu bài và sâu bao nhiêu là đủ?”

Bình thường, khi tôi tạo cấu trúc silo và khi tạo thành các Nhóm khác nhau, ở mỗi nhóm, tôi thường tạo lập từ 10-100 bài. Giả sử chúng ta đang dùng wordpress, tôi sẽ nhóm các content ở các Nhóm khác nhau vô các categories khác nhau. Mỗi Category sẽ được ở một URL khác nhau, ví dụ: ghdmedia.com/digital-marketing-online-marketing/; ghdmedia.com/ho-so-nang-luc/ ; ghdmedia.com/blog-marketing/

Tách biệt

Tách biệt = Đảm bảo chắc chắn ràng các content được đăng tải ở các nhóm khác nhau chỉ tương tác (liên kết nội bộ) với những content trong nhóm đó. Đây là cách mà tôi tạo nên sự liên quan. Khi google tới trang web bạn và đọc qua các bài viết, bạn sẽ muốn điều hướng google và khiến google nghĩ rằng: “ Ố ồ… Toàn bộ chủ đề/ bài viết ở đây đều nói về giảm cân”

Chúng ta điều hướng google bằng Internal Link Liên kết nội bộ là một trong những phần quan trọng nhất tạo nên sự thành công của cấu trúc silo Để bạn tách biệt từng nhóm đúng cách, toàn bộ các liên kết nội bộ của từng nhóm chỉ nên ở trong nhóm đó thôi, không được liên kết sang nhóm khác. Những bài viết về giảm cân chỉ được liên kết tới các bài viết giảm cân. Những bài viết về dinh dưỡng chi được liên kết tới những bài viết về dinh dưỡng và không thứ gì khác. Nếu như bạn liên kết tới các nhóm khác nó sẽ khiến “rò rỉ” sự liên quan của bạn

khong-lien-ket-silo-o-cac-nhom-khac-nhau

Không liên kết silo các bài viết ở các nhóm khác nhau

Chúng ta sẽ dùng Internal link ở các nơi:

Trong bài viết Ở các Sidebar Các link ở Footer Và những nơi khác

Nói cách khác, đây là một số quy tắc khi bạn dùng liên kết nội bộ:

1. Các Silo Page nên liên kết xuống các bài post tương ứng của nó

2. Những bài Posts có thể liên kết tới các bài post khác trong cùng nhóm Silo

3. Những bài Post CÓ THỂ liên kết tới các Silo Page khác (hình dưới)

4. Những liên kết ở Footer chỉ nên liên kết tới những trang có ít giá trị (vd: trang liên lạc, giới thiệu,…)

5. Những Link ở Navigation thì chỉ nên liên kết tới những trang Top Silo Page khác

lien-ket-cau-truc-silo

Minh họa thiết kế các nơi đặt link các bài viết trong silo

Bạn có thể nhìn hình dưới để dễ dàng minh họa. Hãy nhớ rằng, bạn vẫn có thể liên kết sang các bài post khác ở các Nhóm Silo khác nếu như tình hình bạn bắt buộc hoặc bạn thật sự nghĩ điều này sẽ tốt cho người đọc thì bạn cứ làm. Nhưng bạn sẽ không muốn làm điều này quá nhiều đâu, hãy luôn giảm thiểu “rò rỉ” sự liên quan lại nhé. Để bạn hiểu rõ hơn về điều tôi đang nói, chúng ta cần phải nói đôi chút về cấu trúc Silo.

Cấu Trúc Silo On page

mot-mau-silo-onpage

Một mẫu cấu trúc silo onpage

Có rất nhiều người chia sẻ, nói về các cấu trúc khác nhau từ cơ bản tới phức tạp khi nói về Silo. Về phần tôi, tôi luôn cố gắng đơn giản hóa tất cả mọi việc lại. Cấu trúc căn bản khi nói đến Silo đó là: Trang chủ (home page) > Silo Page > Post Cấu trúc bài post của bạn sẽ trông giống như thế này: ghdmedia.com/the-hinh/deadlifts/ 

Ở những trang Silo Page con (subcategories), bạn sẽ muốn cấu trúc nó trông như thế này: Homepage > Silo page > Sub-Silo Page> Post. Bạn có thể nhìn hình ở dưới để minh họa cụ thể hơn.

nhom-silo-onpage

Trong silo các nhóm nhỏ có thể nằm trong các nhóm lớn

Bạn có thể tham khảo: Công cụ tối ưu Onpage khác: Thẻ meta description – giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung mà họ sắp truy cập.

Url lúc đó sẽ giống như thế này: ghdmedia.com/nutrition/keto/nhung-mon-an-chua-chat-beo-cao/ ghdmedia.com/nutrition/paleo/cong-thuc-paleo/

*Nutrition là dinh dưỡng còn Keto và Paleo là 2 kiểu công thức chế biến món ăn hiệu quả trong việc giảm cân nhé*

Và tất nhiên… Cấu trúc Silo của bạn có thể có nhiều tầng hơn nữa: Hompage > silo page > Sub-silo page > Sub sub-silopage > Posts Nhưng càng “đâm sâu” thì lúc đó bạn càng phải hi sinh những thứ khác, đó là:

1. Trải nghiệm của người dùng khi trên web.

2. Độ sâu của Trang (Số lượt click phải click để có thể tới được trang đấy)

Tóm lại thì, nhìn chung, tôi không khuyến khích bạn làm như vậy

Thực hành: Cách tạo cấu trúc Silo

Trong phần này, tôi và bạn sẽ tập trung vào việc tạo nên 1 cấu trúc Silo cho một website mới. Tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một vì:

1. Khi tôi làm video chia sẻ về vấn đề này thì nhiều bạn vẫn còn mơ hồ và hỏi tôi nhiều câu hỏi, bởi lẽ tôi mới nói kĩ cho bạn phần lý thuyết, còn thực hành thì tôi chưa làm mẫu.

2. Xây dựng một cấu trúc Silo từ 1 website hoàn toàn mới thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi phải tái tạo lại 1 website đang sẵn có.

3. Silo thật sự là rất tốt nếu bạn biết cách áp dụng và thực hành khi tái tạo cấu trúc trang web ngay từ đầu.

Điều trên tôi đang muốn nói có nghĩa là nếu như bạn đã có 1 website và bạn muốn tối ưu lại nó thì sẽ rất khó khăn, và khi làm như vậy thì phải bắt buộc có 1 chuỗi quy trình khác và tùy loại trang mà thực hiện khác nhau.

Về phần tôi, khi tôi nhận dự án, Không phải lúc nào tôi cũng phải tối ưu lại cấu trúc onpage! Lý do đơn giản là, nếu như onpage của bạn không được hoàn hảo thì bạn chỉ cần làm thằng Off page ngon lành thì bạn cũng có thể SEO lên được top và xây dựng thương hiệu mạnh, cũng như là có những website nó quá lớn, chỉnh cho website nó không phải là 1 chuyện 1 sớm 1 chiều là xong được.

Như tôi nói hồi đầu, Silo là một phương pháp giúp bạn SEO lên top được, nhưng không có nghĩa là thiếu nó là bạn không lên được top nhé!

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa.

Silos không phải là thứ mà bạn vừa làm bạn vừa lên kế hoạch, mà nó là thứ bạn phải làm nó từ ban đầu. (À, sự thực là bạn có thể, nhưng nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều thôi) Điều này có nghĩa là, bạn nên xây dựng keyword xoay quanh Silo.

Thay vì bạn gõ vô từ khóa “ đồng hồ” vào Google keyword Planner hay các công cụ nghiên cứu từ khóa khác rồi lấy những từ khóa có lượng search thấp nhất, thì bạn cần phải nghiên cứu kĩ hơn và cũng như thử nghiệm xem coi đã đủ các từ khóa thật sự lợi nhuận để Silo trở nên hiệu quả. Hãy lấy ví dụ về việc nghiên cứu từ khóa cho một trang web về thể hình nào.

Đầu tiên thì tôi sẽ bắt đầu với việc tạo các Nhóm trước. Nếu như bạn thân thuộc với thị trường này hoặc bạn đã có ý tưởng cho thị trường này, thì việc bạn nghĩ ra các Nhóm Silo cũng không mấy khó khăn, nhưng nếu bạn làm Affiliate hay dự án SEO cho một ai đó thì đôi khi bạn sẽ không có bất kì ý tưởng nào. vi-du-silo

Nghiên cứu từ khóa từ cái trang khác

Điều mà dễ nhất có thể làm đó là bạn vô những trang Wiki để có thể lấy được các ý tưởng về việc chia Nhóm cho website của bạn, bạn có thể xem tại đây! Tôi biết rằng ở web wiki tôi đưa cho toàn là tiếng anh, nhưng đừng lo, đã có google dịch rồi ! Bạn có thể bỏ vô mà dịch hoặc chỉnh chế độ dịch toàn trang web rồi sau đó bạn sẽ có những chủ đề cụ thể Ở đây tôi sẽ lấy các chủ đề là:

1. Cardio

2. Dinh Dưỡng

Chúng ta không cần nhiều, chỉ cần 2 cái là có thể hiểu được điều tôi đang muốn nói và chia sẻ ở đây rồi. Nếu như bạn vẫn thấy khó hiểu và chưa biết bắt đầu từ đó thì đơn giản thôi, lên google, gõ mấy từ khóa và xem coi có những trang web / đối thủ lớn của bạn đang làm như thế nào? Coi xem nó có chủ đề gì rồi bắt đầu từ đó là dễ nhất.

Ví dụ ở dưới là 1 trang web nước ngoài về thể hình, và hãy xem cách họ chia ra từng Nhóm chủ đề khác nhau. Rất tuyệt vời phải ko?! Tất nhiên là bạn không cần phải bắt đầu tạo một trang web có toàn bộ chủ đề ở trên, mà bạn chỉ cần tạo 2-3 Nhóm chủ đề, hoặc 1 thôi cũng được. Rồi sau đó khi web bạn lớn dần lên, thì bạn tạo các Nhóm còn lại để “bành chướng” thương hiệu cũng như “thống trị” thị trường của bạn sau cũng chẳng sao.

Sau đó là tới việc nghiên cứu từ khóa bạn cần SEO, tốt nhất là bạn nên nghiên cứu từ khóa có lượng search mang tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cao nhất/ lượng search cao nhất cũng như cạnh tranh thấp nhất có thể để tạo nên cấu trúc silo của bạn. Có điều, đây không phải là một bài viết về nghiên cứu từ khóa SEO, Bạn có thể coi qua một số video về nghiên cứu từ khóa cũng như phân tích đối thủ SEO của tôi, còn ở đây, tôi sẽ lấy đại một số từ khóa để có thể tạo Nhóm silo nhanh nhất có thể chon bạn!

Nhưng bạn sẽ muốn tìm những từ khóa dài có nhiều lượng search hoặc những từ khóa thuộc dạng tìm kiếm thông tin nhưng sẽ mang lại nhiều traffic, bởi vì đây là những từ khóa thường có xu hướng dễ để SEO và kiếm được traffic từ nó lẫn xây dựng thương hiệu của công ty. Rồi, vậy bây giờ hãy bắt đầu vào việc xây dựng cấu trúc silo nào! (lưu ý rằng, nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu từ khóa vì đây là một bước rất rất quan trọng đấy)

Bước 2: Tạo dựng kế hoạch silo trên giấy

Phác họa nên một bảng kế hoạch Silo rất quan trọng, bởi vì nó sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng bạn sẽ làm gì và nên làm gì bây giờ lẫn sau này. Có rất nhiều cách để phác họa bảng kế hoạch của bạn, bạn có thể dùng

Google Sheet Imindmap Giấy trắng (là bạn tự vẽ ra) Workflowy Và nhiều cách khác,…

Bình thường thì tôi sẽ tự tay vẽ nháp phác họa ra hoặc dùng Google Sheet. Trong trường hợp này tôi sẽ làm mẫu cho bạn bằng google sheet, bởi vì tôi mà vẽ và ghi thì chắc có chúa mới có thể đọc được! Bạn có thể nhìn hình bên dưới

tu-khoa-vi-du

Tổng hợp các từ khóa đã tìm vào một bản kế hoạch

Bước 3: Bắt đầu bằng Nhóm Silo lớn nhất của bạn.

xac-dinh-silo-lon

Mở đầu cấu trúc silo bằng từ khóa mang nghĩa bao hàm nhất

Theo quan điểm của tôi, Bạn nên bắt đầu bằng việc tạo từng Nhóm silo trước, xong nhóm này rồi tạo nhóm khác. Đây là một trong những cách thức dễ nhất để tạo và hoàn thiện Nhóm cũng như tạo nên sự liên quan cho nguyên nhóm ấy! Đừng có mà “nghịch” với nhiều Nhóm silo cùng một lúc trong khi bạn mới là Newbie nhé!

Để dễ dàng minh họa tôi nói gì, tôi xin phép được lấy một số hình ảnh của Authority Hacker để minh họa cách tạo Silo. Như hình vẽ, bạn sẽ bắt đầu với Nhóm Sub silo là Paleo(một công thức nấu ăn giảm cân mà tôi đã đề cập ở trên) trước, sau đó từ từ mở rộng ra các Sub Silo page khác là Keto rồi cứ thế mà tiếp tục…

Bước 4: setup Silo

Khi tạo lập cấu trúc silo trên trang web của bạn, hãy nhớ 2 điều sau đây:

1. Các link ở sidebar chỉ liên kết với các bài viết ở trong cùng một Nhóm category
2. Điều chỉnh các trang Silo Page

Hmm, Sự thật là tôi không phải là một dân thiết kế web chuyên nghiệp và blog này cũng không chỉ cách bạn cách thiết kế và tạo lập website ra sao, nhưng tôi sẽ chỉ một số điều căn bản và lưu ý khi bạn làm.

Tạo Link ở Side Bar

plugin-tao-sidebar-1

Tải plugin Ultimate Post Widget

su-dung-ultimate-post-widgets

Kích hoạt Ultimate Posts

Cấu trúc Silo và cách tạo lập để gia tăng traffic hiệu quả

Tick ô này và không làm gì khác

Như tôi đã nói ở trên, để giữ sự liên quan ở trong từng Nhóm, chúng ta cần những link liên kết tới các bài viết chỉ ở trong Nhóm đó, Tôi sẽ chỉ bạn một trong những cách đơn giản nhất để tạo khi bạn dùng wordpress. Vô wordpress, chọn plugin > add sau đó tìm kiếm Ultimate Posts Widget Cài đặt rồi kích hoạt nó, sau khi kích hoạt, chọn theme > widgets , rồi tìm phần Ultimate Posts Trong phần Option (tùy chọn), bạn hãy click vào cái ô ở hình dưới rồi không cần làm gì hết cả Rồi, bây giờ thì bắt đầu điều chỉnh các trang Silo Page nào

Điều chỉnh Silo Page

Để thực sự tạo thành 1 cấu trúc silo hoàn hảo, bạn cần có Silo Page Có rất nhiều cách để tạo Trang silo Page, và tôi sẽ cho bạn một số lưu ý khi tạo trang Silo Page để tránh trường hợp bạn tạo sai. Căn bản thì Silo Page cần 2 thứ:

1. Content mà nhắm tới những từ khóa có lượng search cao nhất và chung nhất
2 . Liên kết tới những bài viết khác trong cùng Nhóm Silo
dieu-chinh-silo-onpage

Điều chỉnh silo onpage sao cho hợp lý

lien-ket-silo-tung-bai

Silo liên kết với các bài khác cùng nhóm

Để tôi cho bạn 1 ví dụ điển hình về nó, Hãy quay lại trang web 10bestonline.com mà tôi lấy ví dụ về việc từ khóa nó rank top ngay từ đầu. Như bạn thấy, Tiêu đề / H1 nhắm tới một từ khóa chung và rất tốt:“10 Best Online Dating Site for 2017” (10 trang web hẹn hò online tốt nhất năm 2017) Sau đó là một bài viết về nó. Tiếp tới là một khung lớn, ở trong khung nói về 10 trang web online hẹn hò ấy, mỗi trang web đều có một nút là Read Review (đọc Review), và nút này được liên kết xuống những bài viết ở trong cùng 1 nhóm Silo ấy! Một ví dụ khác về trang HealthAmbition.com, Như trên Hình, bài Silo Page được liên kết tới từng bài post trong cùng nhóm ấy.

Lưu ý nhỏ: Một số lưu ý về việc link ở navigation, Internal Link (link nội bộ) để bạn không bị “lạc trôi, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ tuân thủ một số luật sau đây:

1. Navigation chỉ được liên kết tới các link Top Silo Page
2. Liên kết nội bộ chỉ được liên kết tới các bài viết trong cùng một Nhóm
3. Mỗi bài viết ở trong Nhóm Silo nên có ít nhất 1 liên kết đến bài viết khác trong cùng 1 nhóm (link ở sidebar vẫn được tính là 1 link liên kết nội bộ nhé)

Bước 5: Tạo thêm nhiều Nhóm Silo

Sau khi bạn hoàn thiện 1 Nhóm, bắt đầu chạy, có backlink thì bạn sẽ thấy một hiệu quả rõ rệt, traffic và doanh thu cũng như thương hiệu bạn sẽ càng lúc càng tăng vì vậy chỉ là vấn đề thời gian để bạn có thể thêm từng nhóm Silo khác. Nêu như bạn làm 1 trang web mới và đã hoàn thiện Silo Page và có bộ nhóm từ khóa hoàn chỉnh, thì bạn sau này chỉ cần viết thêm content để bỏ vào các Nhóm silo đó mà thôi.

Nhưng, tôi hiểu rằng điều này sẽ rất dễ khi làm từ một trang mới, vậy những trang web hiện đang có và đang chạy thì làm sao? Như tôi nói ở trên, tùy trường hợp mà làm, và đương nhiên, nó sẽ khá là rủi ro khi làm, nhưng tôi cũng sẽ cho bạn một số lưu ý.

Đối với những trang hiện đang chạy

Khi bạn điều chỉnh những trang này, bạn hãy cẩn thận, cực kì cẩn thận khi điều chỉnh URL mới. Bởi vì nếu bạn điều chỉnh URL, cho dù bạn có 301 redirect đi chăng nữa thì nó cũng rất rất nguy hiểm, khó khăn và bạn cực kì dễ bị mất top nếu như bạn làm không đúng cách. Vấn đề chính thường là một số phần trăm nội dung bạn có hiện tại không phù hợp với bất kỳ Nhóm Silo/ Category nào, đặc biệt là nếu bạn chọn các trang Category là các chủ đề quá rộng lớn. Vì vậy, bạn đang phải đối mặt với một tối hậu thư: Tạo Silo và xóa đi các nội dung không liên quan…. Hoặc không điều chỉnh gì cả.

Khi tôi nhận Seo dự án, Một số khách hàng nói rằng “em cứ yên tâm, website anh được thiết kế chuẩn seo lắm!”. Và đúng là “chuẩn Seo” thật… Khi tôi nhận dự án tôi thậm chí còn không dám chỉnh gì vì sợ khi chỉnh sẽ làm rớt top một số từ khóa cũng như xóa đi những bài viết content không liên quan nhưng lại đang top và mang lại traffic và tiền, cũng như thương hiệu. Tuy nhiên tôi cũng cho bạn một số Checklist để bạn có thể lưu ý khi làm:

1. Để nguyên URL như cũ

2. Tạo những Categories / Nhóm Silo phù hợp rồi điều chỉnh những content hiện có vào các Nhóm tương ửng

3. Điều chỉnh các link ở SideBar chỉ liên kết tới những bài content trong cùng 1 nhóm

4. Bỏ những link mang lại ít giá trị ở dưới footer

5. Điều chỉnh Navigation cho liên kết tới các trang Top silo page

6. Điều chỉnh các content ở trong từng Nhóm chỉ Liên kết tới những content trong cùng nhóm

Tổng Kết

Tôi muốn nói một vài cuối cùng đó là: Cấu trúc silo thật ra đã được nhắc tới rất nhiều và đã tồn tại rất lâu đời rồi, nhưng nó cũng thực sự chỉ là một mô hình On Page Seo rất tốt. Những điều tôi chia sẻ ở trên là các nguyên tắc để bạn có thể tạo được thành công trong Silo, nhưng thực tế thì…

Có rất rất rất nhiều trang web không tuân thủ theo nguyên tắc trên và phá vỡ đi rất nhiều nguyên tắc nhưng vẫn cực kì thành công. Chỉ cần nhìn vào Wikipedia là bạn hiểu, nó là một ví dụ điển hình! Mỗi bài viết đơn liên kết với hàng chục – và thường là hàng trăm bài viết trong các Silo khác. Đó là cấu trúc tồi tệ nhất, tồi tệ và đáng kinh ngạc là họ làm rất tốt.

Rõ ràng, Trang web của họ quá được google Tin tưởng và có hàng tỉ backlink đi tới, tạo nên một sự uy tín dường như vô đối, mà một khi bạn đã quá “quyền lực” rồi, thì nguyên tắc cũng chỉ là nguyên tắc mà thôi… rất ít người đang làm Silo một cách “hoàn hảo” , vì vậy, đây là những gì quan trọng nhất:

(1) Một cấu trúc trang web hợp lý, thân thiện với người dùng có thể giúp xếp hạng trang web của bạn tốt hơn.
(2) Silo chỉ là một cách để giúp bạn làm được điều đó.

Nguồn: GTV SEO

——————
GHDMedia Agency – Phòng Marketing thuê ngoài uy tín

GHDMedia Agency cam kết:  

- Tiết kiệm thời gian  

- Tiết kiệm chi phí  

- Hiệu quả tối đa

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ GHD Media:  0382922228 (Ms Hoan)

Văn phòng: Tầng 6, tòa nhà HL Tower, ngõ 82 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội


( Thực hiện bởi: Lê Hoan )
Khám phá dịch vụ