Với xu hướng sử dụng điện thoại di động phổ biến như hiện nay, Mobile Marketing là một hình thức tiếp thị rất được quan tâm. Nó đang dần trở thành xu hướng quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.
Mobile Marketing – Chiến lược marketing mới cho doanh nghiệp

Theo đó Mobile Marketing cũng trở thành một chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng và đem lại hiệu quả cao để gắn kết thương hiệu và người tiêu dùng. Vậy thì bạn đã hiểu rõ về chiến lược này chưa? GHD MEDIA sẽ cùng bạn phân tích nhé!

Mobile Marketing là gì?

Mobile Marketing là một chiến lược digital marketing đa kênh nằm tiếp cận đối tượng mục tiêu trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc thiết bị di động khác của họ.

Mobile Marketing được hiểu là hình thức truyền thông giữa thương hiệu và người dùng thông qua văn bản, hình ảnh, nội dung hay video được truyền tải qua các thiết bị điện thoại di động. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing. Với phương pháp marketing này, thông tin sản phẩm sẽ được đưa đến khách hàng một cách trực tiếp nhất, đầy đủ nhất.

Mobile Marketing phù hợp với loại hình kinh doanh nào?

Mobile marketing ngày càng trở nên phổ biến với người dùng. Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau mà các doanh nghiệp có thể áp dụng, ví dụ như:

  • Giới thiệu sản phẩm dịch vụ
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Truyền tải thông điệp qua SMS
  • Giám sát, kiểm tra và theo dõi các hoạt động marketing

Tại sao nên áp dụng Mobile Marketing?

Số lượng người dùng nhiều

Hơn 55% hoạt động trực tuyến hiện được thực hiện thông qua thiết bị di động bao gồm: tìm kiếm trực tuyến, truy cập trang web, hoạt động email và mua sắm trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử di động.

Bời vì chúng thuận tiện hơn để sử dụng và người tiêu dùng khách hàng tiềm năng được nhắm mục tiêu, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong bất kỳ hình thức truy cập nền tảng trực tuyến nào.

Theo báo cáo thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota thì trong năm 2019, thị trường Việt Nam có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị di động trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số này đã giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất trên thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Đức, Nhật Bản hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.

Người trưởng thành Việt Nam hiện nay dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet qua những thiết bị di động của mình.Theo thống kê thì mỗi người Việt Nam dùng trung bình ít nhất 3 giờ 18 phút mỗi ngày để sử dụng internet qua các thiết bị di động. Do đó có thể thấy Mobile Marketing không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc mà doanh nghiệp ngành marketing cần áp dụng khi làm tiếp thị trên các nền tảng số để có thể đến gần người tiêu dùng hơn.

Đa dạng hình thức quảng cáo trên thiết bị di động

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích truyền thông thì sự tiện ích cùng với sự bùng nổ của việc sử dụng thiết bị di động sẽ tạo ra chất xúc tác mới cho doanh nghiệp muốn thay đổi môi trường quảng cáo, marketing dựa trên nền tảng di động. Khi dùng Mobile Marketing, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn rất nhiều những hình thức quảng cáo khác nhau như hình thức quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị (quảng cáo adwords, video, media, banner…) và quảng cáo trên các trang mạng xã hội lớn như: Facebook, instagram, zalo… Mỗi hình thức đều sẽ đem lại hiệu quả tốt nếu bạn biết vận dụng nó.

Những lợi ích Mobile Marketing mang lại cho doanh nghiệp

Mobile Marketing – Chiến lược marketing mới cho doanh nghiệp hiện nay
Lợi ích của chiến dịch mobile marketing

Một chiến dịch Mobile Marketing sở hữu các ưu điểm mà những phương tiện marketing khác khó có được như:

  • Là kênh giao tiếp thân thiết nhất, cá nhân nhất của khách hàng, ở đây khách hàng cảm nhận được sự riêng tư cần có
  • Tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu mong muốn và đến gần với công chúng hơn.
  • Là kênh truyền tải thông tin trực tiếp nhất
  • Là cách truyền tải thông tin nhanh nhất
  • Đạt được giá trị truyền tải thông tin cao nhất
  • Được 99,9% khách hàng tiếp nhận thông tin
  • Có thể thực hiện chủ động 
  • Thời gian triển khai ngắn, nhanh, gọn, hầu như không mất công sức và thời gian để đầu tư cho chiến dịch
  • Cho phép người nhận lưu trữ, chuyển tiếp, phản hồi, lan toả,… thông tin một cách nhanh chóng
  • Dễ dàng trở thành kênh bổ trợ hiệu quả khi được tích hợp với các phương tiện marketing khác trong tổng thể kế hoạch kinh doanh/tiếp thị.

Tiếp cận được khách hàng ngay lập tức

Có thể nói điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của hầu hết mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ. Điện thoại di động luôn sáng đèn và ở gần bên chủ nhân của nó. Chính vì lý do này mà chúng ta sẽ nhận được tin nhắn ngay tức thì để có thể biết hoặc thậm chí là hành động theo thông điệp được truyền qua tin nhắn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tiếp cận được khách hàng mọi lúc, mọi nơi thay vì phải đợi khách hàng truy cập vào các thiết bị cố định khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nên lưu ý thời gian gửi tin nhắn để tránh làm phiền khách hàng của mình.

Chi phí phải chăng

Chi phí Marketing luôn là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ không thể quảng cáo trên truyền hình vì chi phí cực kì “chát”. Ngược lại, Mobile Marketing là sự lựa chọn tốt hơn để tiếp cận với lượng lớn khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, theo LOCALiQ – một công ty chuyên về Digital Marketing nổi tiếng tại Mỹ cho rằng: “Một cú chạm vào quảng cáo đến từ thiết bị di động cũng rẻ hơn 24% so với cú nhấp chuột đến từ máy tính để bàn (PC)”. Đó cũng chính là lý do để các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tận dụng tốt các chiến lược Mobile Marketing.

Tiếp cận được đối tượng mục tiêu

Mobile Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đúng với nhóm khách hàng mục tiêu theo phân khúc địa lý nhờ vào công nghệ GPS. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn khi không phải tiếp cận với những người không thuộc nhóm khách hàng mục tiêu.

Cá nhân hóa thông điệp đến khách hàng

Thông điệp tiếp thị càng cá nhân hóa sẽ càng nâng cao khả năng người dùng hành động và đưa ra quyết định. Doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin về nhân khẩu học, hành vi khách hàng có được thông qua lịch sử mua hàng hay hành vi khi sử dụng ứng dụng để tạo ra những nội dung được cá nhân hóa truyền đến cho khách hàng.

Location – based marketing cũng là một ví dụ mang lại sự cá nhân hóa theo vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu. Những thông điệp được cá nhân hóa khi chuyển đến khách hàng sẽ làm họ cảm thấy mình được doanh nghiệp quan tâm và coi trọng. Vì thế mà khả năng chuyển đổi cũng cao hơn.

Đa dạng hình thức quảng cáo khác nhau để lựa chọn

Mobile advertising có nhiều định dạng, hình thức khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn. Tùy vào nội dung thông điệp, nền tảng khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn định dạng cho phù hợp. Có những hình thức quảng cáo phổ biến như sau: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị (video, banner, adwords,…) và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Đo lường kết quả dễ dàng, nhanh chóng

Sau một chiến dịch Mobile Marketing, doanh nghiệp sẽ biết được hiệu quả mà chiến dịch mang lại thông qua các số liệu cụ thể được thống kê ngay lập tức. Các mobile marketer có thể theo dõi số liệu về lượt truy cập website, tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, mức độ tương tác của khách hàng với quảng cáo,… Việc theo dõi thường xuyên các số liệu này giúp cho các marketer có thể điều chỉnh kịp thời chiến lược mobile marketing cho phù hợp.

Độ phủ thị trường rộng: Rào cản về tài chính, công nghệ hay địa lý bị phá vỡ trong thời đại internet bùng nổ. Mobile Marketing là hình thức quảng cáo trực tuyến giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng với nhiều hình thức khác nhau.

Hiệu quả về chi phí: Giống như chìa khoá và ví, điện thoại di động cũng là một đồ dùng được chúng ta mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Do đó, việc tiếp cận thông qua Mobile Marketing sẽ mang đến cho doanh nghiệp những kết quả tức thì.

Theo dõi phản hồi của người dùng nhanh chóng: Mobile Marketing giúp các nhà quảng cáo dễ dàng phân tích hành vi, tâm lý và thói quen của người dùng nhằm tạo ra những quảng cáo mang tính cá nhân hoá. Những dữ liệu về thông tin cá nhân hay thói quen mua hàng sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng mà thương hiệu muốn thu thập và đánh giá.

Khả năng viral lớn: Người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin về chương trình khuyến mãi, thông điệp của chiến dịch… cho gia đình và bạn bè khi nhận được thông báo trên thiết bị di động.

Các hình thức quảng cáo của Mobile Marketing

Mobile Marketing – Chiến lược marketing mới cho doanh nghiệp hiện nay
Những hình thức cơ bản của mobile marketing

1, SMS Marketing (Quảng cáo qua tin nhắn)

SMS Marketing là hình thức truyền thông phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức này hoạt động khá đơn giản, chỉ cần phần mềm tự động và danh sách số điện thoại, lập tức thông tin quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đến tay từng đối tượng khách hàng nhất định. Sử dụng hình thức SMS Marketing, doanh nghiệp cần kiểm soát kỹ số lượng ký tự, tránh nội dung quá dài không đúng trọng tâm thông tin quan trọng. Đặc biệt, với thực trạng “tin rác” ngày càng nhiều, nếu không “biến tấu” phù hợp, rất dễ làm chiến dịch bị phản tác dụng, gây khó chịu cho người nhận. Do đó, các tin nhắn gần đây được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng ở dạng tin chức mừng sinh nhật, tin nhắn khuyến mại,… để thu hút sự chú ý của khách hàng hơn những tin nhắn quảng cáo thông thường.
Nổi bật nhất trong phương thức SMS Marketing chính là SMS Brandname do GHD cung cấp. Tên thương hiệu sẽ được hiển thị thay thế cho dãy số điện thoại di động làm tăng độ nhận diện và độ uy tín của doanh nghiệp, đồng thời tạo độ thiện cảm với khách hàng hơn.

Đọc thêm: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH SMS BRANDNAME DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

2, WAP (dạng thức ứng dụng không dây)

Một hình thức tiếp theo trong việc triển khai Mobile Marketing là WAP – một dạng những trang Web trên điện thoại di động mà ở đó doanh nghiệp có thể đưa thông tin hỗ trợ khách hàng hoặc thông tin về sản phẩm/ dịch vụ chi tiết đến khách hàng. WAP cho phép doanh nghiệp đăng tải toàn bộ thông tin và hình ảnh lên Web tương tự Web trên Internet.

3, PSMS (Dịch vụ tin nhắn ngắn đặc biệt)

PSMS là hình thức Mobile Marketing được cải tiến từ SMS Marketing bằng cách kêu gọi khách hàng tham gia một trò chơi, chương trình trao thưởng hoặc dự đoán nào đó của doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức này còn phát triển thêm các loại hình kinh doanh nhờ vào việc bán các dịch vụ nhạc chờ, nhạc chuông điện thoại, hay hình nền điện thoại. Tuy có mức phí cao hơn tin nhắn thường nhưng PSMS đem lại hiệu quả tương tác cực kỳ cao, vượt qua mong đợi của nhiều doanh nghiệp khi mới triển khai chiến lược này.

4, MMS (nhắn tin đa phương tiện)

MMS sử dụng cả chữ, hình ảnh và video âm thanh nhằm mang đến biểu mẫu quảng cáo trực quan sinh động. Những tin nhắn ở dạng MMS dễ kích thích sự tò mò thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho khách hàng. GHD là đơn vị cung cấp dịch vụ MMS Brandname uy tín và giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhé.

>>>  Đăng ký nhận báo giá các dịch vụ MMS Brandname TẠI ĐÂY

5, Mobile App Marketing (Marketing dựa trên ứng dụng di động)

Các nhà tiếp thị thông minh coi đây là chiến lược quan trọng nhất và không thể bỏ qua. Năm ứng dụng di động hàng đầu, theo Visual Capitalist, là WhatsApp, TikTok, Messenger, Facebook và Instagram. Và còn nhiều ứng dụng khác marketing ứng dụng trên mobile, vì vậy quảng cáo trong ứng dụng đã trở thành một chiến lược mobile marketing quan trọng. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị phần mềm, phát triển ứng dụng để truyền tải những hình ảnh, video quảng cáo trực tiếp khi khách truy cập tải ứng dụng. Phương thức quảng cáo này giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và giúp họ ghi nhớ sản phẩm tốt hơn.
Các loại quảng cáo trong ứng dụng bao gồm:

  • Quảng cáo dưới dạng biểu ngữ xuất hiện ở đầu thiết bị điện thoại hoặc ngay góc điện thoại.
  • Quảng cáo gốc, là các quảng cáo được tạo kiểu để trông giống như ứng dụng mà chúng đang sử dụng
  • Quảng cáo video
  • Quảng cáo được chuyển tiếp, xuất hiện khi bạn thực hiện chuyển đổi giữa các hành động ứng dụng. Ví dụ: khi bạn đang chơi game và đang trong quá trình chuyển đổi từ cấp độ này sang cấp độ khác thì sẽ có một đoạn quảng cáo bằng video ngắn hoặc văn bản, để gây sự chú ý của bạn.

Mobile Marketer cho rằng khi chạy marketing trong ứng dụng có thể tăng lưu lượng truy cập từ 19% đến 49% và mục tiêu khách hàng được nhắm đến sẽ đạt kết quả cao hơn.

>>> Xem ngay: DỊCH VỤ TỐI ƯU ỨNG DỤNG (ASO) CỦA GHD MEDIA

6, Game Mobile Marketing (Quảng cáo trong trò chơi trên điện thoại)

Thực chất, quảng cáo qua trò chơi trên điện thoại là lồng ghép quảng cáo hiển thị ngay trong quá trình chơi game.  Quảng cáo trong trò chơi có thể xuất hiện dưới dạng cửa sổ bật lên biểu ngữ, quảng cáo hình ảnh toàn trang hoặc thậm chí là quảng cáo video xuất hiện giữa các màn hình tải. Tùy vào người thiết kế game mà doanh nghiệp có thể quảng cáo theo nhiều cách, bao gồm pop-up, hình ảnh bật hoặc những video quảng cáo xuất hiện khi vào trò chơi. Những trò chơi đan xen việc xem quảng cáo nhận quà kích thích người chơi xem quảng cáo lâu hơn.

7, Marketing thông qua vị trí

Với công nghệ GPS, định vị trên thiết bị di động phát triển mạnh, hình thức triển khai Mobile Marketing thông qua vị trí cũng dần thịnh hành. Với phương pháp này, quảng cáo sẽ xuất hiện với những khách hàng tại vị trí nhất định, thuộc phạm vi mong muốn của doanh nghiệp.

Marketing ứng dụng dựa trên vị trí sử dụng chức năng GPS trên điện thoại thông minh để giúp các nhà tiếp thị hiển thị các chương trình khuyến mãi và nội dung có liên quan theo vị trí của người dùng. Marketing dựa trên vị trí là nhắm mục tiêu theo địa lý hoặc marketing theo vị trí địa lý.

Ví dụ: Bạn có thể hiển thị quảng cáo về một nhà hàng cho một người nào đó ở trong khu vực và khuyến khích người đó ghé thăm nhà hàng. Coach đã sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo vị trí để thúc đẩy hàng nghìn lượt ghé thăm các cửa hàng của mình, vì vậy đây là một cách đã được chứng minh để tăng lượng người ghé qua.

8, Mobile Marketing bằng mã QR Code

Mobile Marketing bằng QR Code là cách tiếp cận thông tin sản phẩm và trang Web của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác nhất. Với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về công nghệ, việc sử dụng mã QR code khá phổ biến. Trong khi, các doanh nghiệp thông thường, mã QR cũng được áp dụng giúp điều hướng khách hàng đến trực tiếp Website hoặc truy cập vào sản phẩm đang quảng bá.

9, Quảng cáo hiển thị trên mobile

Quảng cáo hiển thị trên mobile là hình thức quảng cáo tìm kiếm cơ bản của Google được xây dựng cho thiết bị di động, thường có thêm các tiện ích mở rộng bổ sung như nhấp để gọi hoặc bản đồ. Những tìm kiếm cơ bản được quảng cáo và điều hướng theo hành động của khách hàng theo ý đồ doanh nghiệp mong muốn.

>>> Xem thêm: Quảng cáo LCD tại bệnh viện

10, Marketing thông qua kết nối Wifi công cộng

Hình thức Mobile Marketing được dùng phổ biến nhưng ít ai để ý đến đó là quảng cáo thông qua kết nối Wifi công cộng. Hình thức này truyền tải thông điệp trực tiếp đến khách hàng thông qua việc kết nối Wifi tại các địa điểm của mỗi doanh nghiệp như quán cà phê, siêu thị, chợ, những nơi công cộng. Quan trọng, hình thức này cho phép thu thập dữ liệu từ người dùng qua số điện thoại, độ tuổi, giới tính, email, thói quen,…

Cách triển khai chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả

1, Xác định mục tiêu của chiến dịch

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để chiến dịch Mobile Marketing của chúng ta được triển khai hiệu quả chính là xác định mục tiêu của chiến dịch. Chẳng hạn như:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng mới.
  • Thu hút khách hàng mới.
  • Nâng cao doanh số bán hàng từ những khách hàng đang có hiện tại.
  • Giữ chân được những khách hàng ở hiện tại.
  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Khi đến bước nghiên cứu thị trường mục tiêu trong quá trình triển khai chiến lược Mobile Marketing, doanh nghiệp cần đặt ra những câu hỏi và xác định câu trả lời rõ ràng:

  • Mục tiêu của chiến dịch Mobile Marketing là gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những ai?
  • Chiến dịch này sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian bao lâu?

Doanh nghiệp có đang triển khai những phương tiện khác nhằm bổ sung hoặc hỗ trợ các phương tiện di động hiện tại của chúng ta hay không?

  • Phân loại đối tượng khách hàng: Mỗi hình thức truyền thông, quảng cáo khác nhau sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau, do đó, doanh nghiệp cần phải phân loại đối tượng khách hàng để góp phần vào sự hiệu quả trong triển khai chiến dịch Mobile Marketing của mình. Việc doanh nghiệp phân loại chính xác đối tượng khách hàng cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nghiên cứu và xây dựng nên chiến lược phù hợp, tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Chẳng hạn, với hình thức In Game Mobile Marketing, đối tượng khách hàng mà chúng ta cần hướng tới chính là những người dùng trẻ tuổi. Nội dung truyền thông lúc này sẽ nhắm vào lĩnh vực công nghệ, các sản phẩm – dịch vụ dành cho giới trẻ. Từ đó, hiệu quả chuyển đổi của chiến dịch Mobile Marketing sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
  • Lựa chọn các hình thức Mobile Marketing phù hợp: Bước tiếp theo sau khi xác định mục tiêu và nghiên cứu thị trường chính là lựa chọn các hình thức Mobile Marketing phù hợp để từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho cả một chiến dịch lớn.

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách ứng dụng các hình thức Mobile Marketing sau đây:

  • Tiến hành xây dựng các chiến dịch Email Marketing, SMS hoặc MMS Marketing.
  • Thiết kế một Website có giao diện hiển thị thân thiện với Mobile.
  • Thiết lập các QR Code với những thông tin chi tiết về sản phẩm – dịch vụ hay các khuyến mãi và kết hợp với Email hoặc MMS Marketing truyền tải đến người dùng.
  • Xây dựng những chương trình tặng quà, thêm ưu đãi để nâng cao sự trung thành lâu dài của khách hàng với doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần biết rằng, Mobile chính là một công cụ tuyệt vời trong quá trình CRM, hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Trong quá trình triển khai chiến dịch Mobile Marketing với đa dạng hình thức, chúng ta cần thu thập đầy đủ số điện thoại cũng như các thông tin liên hệ khác của khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có.

2, Thử nghiệm những chiến lược mới

Sau khi chiến dịch Mobile Marketing đã được xây dựng, doanh nghiệp sẽ tiến hành khởi chạy và chúng có thể bao gồm rất nhiều hoạt động được diễn ra. Chính vì vậy, chúng ta chúng ta cũng cần có những kế hoạch bổ trợ kèm theo cũng như những phương án dự phòng nếu trục trặc kỹ thuật hoặc nhiều vấn đề không mong muốn phát sinh.

Lúc này, doanh nghiệp cũng nền thử nghiệm nhiều chiến lược mới. Việc thử nghiệm với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau của Mobile Marketing sẽ giúp hiệu quả chiến dịch của chúng ta được tăng cao. Song song đó, doanh nghiệp cũng có được cái nhìn chi tiết và thấu đáo hơn để đưa ra được những hình thức triển khai lựa chọn thích hợp nhất.

3, Tối ưu hóa nội dung ngắn gọn và súc tích

Màn hình hiển thị của điện thoại thông minh bị khá nhiều giới hạn về kích thước, do đó, các mẫu quảng cáo Mobile Marketing cũng cần giới hạn số lượng chữ cũng như thời gian hiển thị. Thông thường, các tin nhắn trên Mobile sẽ được giới hạn ở mức 150 ký tự, còn các Video quảng cáo trên Game sẽ chỉ có khoảng thời gian tối đa là 15 giây. Chính vì vậy, khi sáng tạo nội dung, chúng ta cần tập trung vào thông điệp chính, sử dụng câu từ súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý và làm cho khách hàng thấu hiểu ngay trọng tâm mà sản phẩm – dịch vụ của chúng ta đang hướng đến.

4, Tối ưu hóa cho những địa phương khác nhau

Ngày nay, việc tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ của người dùng cũng có xu hướng chọn lọc theo các địa điểm gần với họ nhất. Bản thân người tiêu dùng cũng sẽ ưu tiên mua sắm và sử dụng các sản phẩm – dịch vụ ở gần mình hơn để tiết kiệm các chi phí di chuyển, giao hàng cũng như tăng sự thuận tiện. Chính vì vậy, việc tối ưu hóa quảng cáo Mobile Marketing cho những địa phương khác nhau sẽ giúp thông điệp của doanh nghiệp trở nên hữu ích và được người dùng quan tâm hơn rất nhiều.

5, Đo lường và đánh giá chiến dịch Mobile Marketing

Bước cuối cùng, khi chiến dịch Mobile Marketing kết thúc, doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, xác định những điểm hiệu quả và những thứ chưa đạt được cũng như cân nhắc các vấn đề về ngân sách, hiệu suất kỹ thuật, các định mức giới hạn,… Sau đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp có thể tham khảo để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch Mobile Marketing:

  • Tỷ lệ phản hồi các mẫu quảng cáo của người dùng nhận được.
  • Số lượng người dùng tải App về máy từ trang chủ Mobile.
  • Tỷ lệ Opt-in và Opt-out.
  • Số lượng khuyến mãi được tung ra và lợi nhuận thu về là bao nhiêu ở từng chiến dịch Mobile Marketing.
  • Số người Check-in qua Mobile.

Chìa khoá của các chiến dịch Mobile Marketing luôn là độ nhận diện thương hiệu đối với người dùng, cách mà doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ra sao. Hiểu được vấn đề đó, GHD luôn thành công trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành các hình thức mobile marketing đặc biệt là SMS Brandname, MMS Brandname có hiệu quả tăng cao lên rất nhiều. Đây cũng là hình thức thể hiện mức độ chuyên nghiệp giữa SMS bình thường và SMS Marketing khi gửi đến khách hàng những ưu đãi, thông tin và dịch vụ đặc biệt.

Lý do hàng trăm doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với GHD

1. Chúng tôi là đại lý, là đối tác tin cậy, với mức giá tốt nhất thị trường

2. Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, dịch vụ tận tình, chu đáo, support 24/7, báo cáo công khai, minh bạch

3. Ưu đãi lớn dành cho doanh nghiệp đăng ký làm đại lý tại GHD
>>  Agency đăng ký nhận báo giá các dịch vụ Mobile marketing TẠI ĐÂY

>>  Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (Lưu ý: Tài liệu sẽ được chia sẻ miễn phí)

Liên hệ tư vấn và báo giá dịch vụ Mobile Marketing:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ GHD

Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà HL số 6 ngõ 82 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Hotline: Ms Hoan: 0382922228; Mr Dũng - 0865.028.001

Email: dungnh@ghdmedia.com


( Thực hiện bởi: GHD Media )
Khám phá dịch vụ