Bài viết này giúp bạn checklist 7 tiêu chí xếp loại độ khó hay dễ cho 1 dự án SEO doanh nghiệp
Tiêu chí xếp loại độ khó của dự án SEO mới nhất 2021

SEO đang có vai trò rất rất quan trọng với doanh nghiệp nói chung và với dự án marketing nói riêng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tìm hiểu về SEO cho website,chắc hẳn doanh nghiệp nào cũng từng nhận thấy:

Các Agency thường có báo giá khác nhau khi nhận yêu cầu SEO, từ vài triệu cho đến vài trăm triệu cũng có với những cam kết như là đảm bảo lên top, SEO thành công 100%,....

Kèm theo đó là rất nhiều bảng kết quả kiểm tra, đánh giá website doanh nghiệp được các Agency gửi đến.

Câu hỏi đặt ra của bạn lúc này: các Agency dựa vào tiêu chí nào để xác định chi phí cho một dự án SEO hay nói cách khác dự án SEO như thế nào khó, như thế nào dễ, những từ khóa như thế nào có thể SEO dễ dàng, từ nào không thể SEO?

Dưới đây là những kinh nghiệm đánh giá mà GHD chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.

Để quyết định dự án SEO thành công, cần hiểu được khi tối ưu website doanh nghiệp cần gì. Nhưng đó không phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Có nghĩa, quan trọng nhất là sự đánh giá chính xác và quyết định cuối cùng lựa chọn Agency nào đồng hành với doanh nghiệp của bạn. 

Tiêu chí xếp loại độ khó của dự án SEO mới nhất 2021

Chính vì vậy, để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác, dưới đây là 7 tiêu chí đánh giá độ khó dễ của dự án SEO. Đây là tất cả kinh nghiệm thực tế từ quá trình lên kế hoạch đến triển khai dự án của chính những SEOer đã có nhiều kinh nghiệm tại GHD.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Điều 1: Sản phẩm/Dịch vụ cần SEO có thuộc nhóm YMYL không?

Tiêu chí đầu tiên khi một Agency chuyên nghiệp nhận dự án là phải biết được sản phẩm/dịch vụ đó có nằm trong nhóm YMYL hay không.

Nếu bạn chưa biết thì YMYL là viết tắt của Your Money, Your Life - Đây là một thuật ngữ của Google để chỉ những trang web có nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn, ổn định tài chính và hạnh phúc của người dùng.

Một số nội dung được liệt vào nhòm YMYL gồm:

  • Y Dược

  • Sức khỏe

  • Tài chính, tín dụng

  • Giáo dục

  • Luật pháp

  • Các ngành có giá trị đơn hàng lớn như: bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, xe hơi,....

Nếu ngành bạn đang hoạt động trong danh sách này thì phải áp dụng những quy tắc SEO khắt khe hơn so với các trang khác. Một trong số chúng là quy tắc E-A-T

E-A-T thực chất là viết tắt của 3 tiêu chí xếp loại nội dung là:

  • Expertise (Chuyên môn) – Tác giả của bài viết là một chuyên gia về chủ đề này?

  • Authority (Thẩm quyền)  – Tác giả có phải là người có thẩm quyền đã được công nhận về chủ đề này?  (Authority ở đây được hiểu nghĩa là người có thẩm quyền nhờ có chuyên môn cao.)

  • Trustworthiness (Đáng tin cậy) – Nội dung có chính xác không?

Xem thêm: E-A-T - Yếu tố quan trọng xếp loại nội dung website

Nếu bạn muốn làm SEO một trang YMYL mà không chú ý đến cả 3 quy tắc trên, thì những đánh giá chất lượng của  Google có thể đánh giá chất lượng trang web thấp. Khi điều đó xảy ra, trang web của bạn có thể sẽ biến mất khỏi top đầu của trang kết quả công cụ tìm kiếm.

Do đó khi triển khai SEO web có nội dung YMYL, các SEOer cần đầu tư rất nhiều công sức, thời gian, chi phí. Và tất nhiên, với những yêu cầu cao về mặt nội dung như vậy thì dự án SEO của doanh nghiệp được xếp vào nhóm SEO khó và có chi phí cao hơn.

Điều 2: Chủ đề từ khóa (Keyword) của doanh nghiệp cần SEO

Nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp có ít đối thủ cạnh tranh hoặc đây là lĩnh vực mới thì khả năng SEO các từ khóa sẽ dễ hơn và chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Đặc biệt nếu như bạn đang kinh doanh sản phẩm, dịch vụ YMYL mà chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức độ khó của dự án SEO chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Ví dụ: SEO cho Bất động sản là một ngách khó nhưng nếu SEO theo chủ đề "Thuê văn phòng khu vực Cầu Giấy giá rẻ." lại dễ hơn rất nhiều, do không có nhiều đối thủ trong mảng này.

Tiêu chí xếp loại độ khó của dự án SEO mới nhất 2021

Điều 3: Thương hiệu của đơn vị bạn và đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Theo thống kế của những chuyên gia SEO. Thương hiệu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.

Trong thực tế, nếu như doanh nghiệp của bạn có thương hiệu, uy tín thì sẽ càng có sự tin tưởng từ google. Từ đó việc làm SEO thương hiệu cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại.

Bởi vì có một sự thật là để làm SEO cho doanh nghiệp thì bạn cần phải cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu khác trên thị trường. Là một đơn vị trong ngành. Bạn hoàn toàn có thể nhận định được thông tin liên quan đến thương hiệu và độ phủ của các đối thủ cạnh tranh. 

Mách nhỏ: Bạn có thể sử dụng cấu trúc: intitle:“tên thương hiệu” trên trang tìm kiếm Google để check độ phủ của thương hiệu trên các trang mạng xẫ hội, forum, website khác,... để nhận định xem đối thủ có nhiều tương tác, khách hàng trên các trang đó không. Từ những kết quả đó có thể xác định vị trí hiện tại của thương hiệu trên thị trường

Điều 4: Các đối thủ cạnh tranh đã làm SEO chuyên nghiệp hay chưa

Thực hiện các dự án SEO là một trong những hình thức tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Có phương án SEO chuyên nghiệp sẽ đảm bảo tuân thủ các tiêu chí của google. Từ đó giúp tập trung xây dựng những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc. Từ đó giúp tránh được tình trạng bị tụt TOP.

Bởi đã có rất nhiều khách hàng khi thực hiện các dự án SEO vẫn duy trì thứ hạng của từ khóa. Thậm chí còn có trường hợp từ khóa tăng bậc xếp hạng. Chính vì vậy nhiều đối thủ của các doanh nghiệp làm SEO theo hình thức này sẽ giúp phát triển bền vững.

Do đó, để cạnh tranh được với những đối thủ đã tối ưu SEO chuyên nghiệp thì dự án SEO website của đơn vị bạn sẽ cần đầu tư rất nhiều công sứcm, nội dung lẫn các kỹ thuật SEO khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn phải tối ưu SEO tốt hơn cả đối thủ mới có thể cạnh tranh trên trang kết quả tìm kiếm.

Đây cũng là tiêu chí của GHD Media , luôn hướng tới SEO bền vững và tối ưu tốt nhất nội dung website với các tiêu chí:

  • Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của Google

  • Nói không với SEO Black hat mà sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để giúp website duy trì thứ hạng lâu dài.

  • Xây dựng hệ thông nội dung hữu ích, thu hút người đọc.

Vì đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe đó mà các dự án SEO tổng thể của GHD Media  luôn mạng lại thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm, mạng lại nguồn khách hàng tiềm năng, tỉ lệ chuyển đổi cao thông qua nguồn traffic tự nhiên dồi dào.

Tiêu chí xếp loại độ khó của dự án SEO mới nhất 2021

Mách nhỏ: Để xác định xem trang web đối thủ có tối ưu SEO không, bạn có thể kiểm tra bằng cách search keyword liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Nếu kết quả trả về có xuất hiện từ khóa trong tiêu đề, tức là đối thủ của bạn đã SEO khá bài bản. 

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra số lượng Backlink của trang web đối thủ. Để thực hiện cách này cần có công cụ hỗ trợ. Hiện nay GHD Media đang sử dụng công cụ Ahref để kiểm tra backlink chính xác nhất. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ miễn phí của Google là Google console để kiểm tra backlink cũng khá hiệu quả và dễ sử dụng.

Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra các yếu tố onpage trên website đối thủ, tuy nhiên cách làm này đòi hỏi có chuyên môn và kiến thức về SEO onpage nên cần có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để đánh giá.

Xem thêm: Các tiêu chí SEO onpage mới nhất 2020

Điều 5: Nội dung trang web có đa dạng không

Để có thể đánh giá độ khó dễ của dự án SEO dựa trên sự đa dạng về chủ đề và nội dung trên website. 

Bạn có thể đánh giá nội dung website theo 2 chiều: 

Chiều dọc: là những chủ đề có sự liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Với từ khóa "iphone 6", các nội dung chủ đề dọc là: Mua iphone 6 ở đâu, Iphone 6 cho giá bao nhiêu,...

Chiều ngang: là những chủ đề trong đó các sản phẩm và dịch vụ của bạn thuộc một phần trong đó.

Ví dụ: Với từ khóa "Iphone 6" thì chủ đề ngang sẽ là: Những mẫu Iphone đáng mua 2020, Các mẫu iphone không thể bỏ qua,....

Thông thường nếu chủ đề nội dung lớn hơn 200 hoặc ít hơn 30 thì độ khó của các dự án SEO sẽ tăng lên. Lưu ý những chủ đề nội dung sẽ được xác định một cách dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp bạn xây dựng được một bộ từ khóa chi tiết và đầy đủ nhất.

Điều 6: Đặc điểm ngành nghề của dự án SEO

Một trong những tiêu chí tiếp theo để đánh giá độ khó dễ của dự án SEO là đặc điểm của ngành. Bởi vì mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những yêu cầu, đặc thù riêng. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải  đáp ứng một cách đầy đủ các tính chất đặc thù của SEO mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Ví dụ: Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu muốn SEO hiệu quả thì các từ khóa trong ngành này cần có sự liên quan đến các hình ảnh minh họa về sức khỏe, thông số sản phẩm, giấy tờ kiểm định,.... Từ đó sẽ giúp khách hàng đánh giá được sự chất lượng và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn không thể cung cấp được những hình ảnh với những tiêu chí như trên. Thì có thể kết luận rằng dự án SEO của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để có quyết định đúng nhất, bạn nên tham vấn những chuyên gia đã có kinh nghiệm triển khai các dự án hoặc ngành liên quan.

Điều 7: Nguồn lực doanh nghiệp có mạnh không

Một sự thật là: Dù đơn vị của bạn hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào. Khi bạn có đủ nguồn lực về tài chính, các mối quan hệ tốt thì các chiến dịch marketing của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

SEO cũng không phải ngoại lệ khi bbanjcos sự đầu tư về chi phí, công sức, kết hợp với các mối quan hệ ngoại giao để xây dựng back link, nguồn traffic ổn định, lịch sử web lâu đời .Từ đó sẽ khiến dự án SEO đạt hiệu quả và nhanh hơn bao giờ hết.

Kết luận:

Một dự án SEO khó hay dễ sẽ quyết định tới thời gian, công sức và chi phí thực hiện sự án rất lớn. Bài viết này là những tiêu chí cơ bản để đánh giá độ khó dễ của dự án SEO. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn được đối tác làm SEO chuyên nghiệp.

Nguồn: GHD-Tổng hợp

 


( Thực hiện bởi: GHD Media )
Khám phá dịch vụ