1, Không thấu hiểu được khách hàng mục tiêu
Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu, hiểu được nhu cầu, hành vi tìm kiếm của khách hàng là một trong những nguyên tắc tối quan trọng của những chuyên gia marketer. Có rất nhiều chuyên gia lầm tưởng rằng họ đã đủ thấu hiệu khách hàng, đã có thể nắm bắt được hành vi của khách hàng nhưng thực chất họ đã rơi vào bẫy. Khách hàng lúc thực hiện các truy vấn mong đợi phản hồi và kết quả tức thì cho các truy vấn đó và mục đích họ mong muốn phải phù hợp với hiện tại, không bị cũ kỹ lỗi thời
Từ khóa là yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO. Có được từ khóa phù hợp nghĩa là bạn đã thành công tới 70%. Sự lựa chọn những từ khóa một cách chủ quan, bỏ qua sự gợi ý từ các công cụ tìm kiếm và người dùng để chọn các từ khóa với suy nghĩ là khách hàng sẽ thực hiện tìm kiếm. Việc lựa chọn đúng từ khóa sẽ giúp cho bạn không chỉ dễ dàng hơn trong công việc SEO mà còn tối ưu được nguồn lực nữa.
Lời khuyên:
- Tận dụng các công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google và các công cụ của nhà cung cấp khác nhằm xác định được từ khóa chính và từ khóa phụ
- Tổng hợp những gì bạn tìm hiểu và nghiên cứu qua các công cụ về ý định của người tiêu dùng với các lựa chọn từ khóa và chiến lược mà bạn đã đặt ra
- Phân tích, nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, các xu hướng đang xảy ra theo hướng vĩ mô kết hợp sử dụng các dữ liệu lịch sử và re-time để tìm hiểu hàng vi của khách hàng đang thay đổi như thế nào?
2, Không có kế hoạch và lộ trình SEO rõ ràng
Đây là thực sự là một thách thức dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thực hiện các hành động theo cảm tính, không có kế hoạch rõ ràng sẽ khiến các doanh nghiệp nhanh chóng nhận thất bại.
Để công việc SEO hiệu quả thì cần phải có một kế hoạch và chiến lược bền vững, hiệu quả dựa vào nhiều công việc khác như trang Web, PR, nội dung sản phâm dịch vụ, công nghệ thông tin…
Không lập kế hoạch là đang lập kế hoạch để thất bại
Quá trình lập kế hoạch SEO giúp bạn có lộ trình rõ ràng và chi tiết trước khi triển khai mỗi chiến dịch SEO, việc xác định được các mục tiêu chính giúp bạn có một cái đích hướng đến và lựa chọn các phương pháp nào để hướng đến mục tiêu đã vạch ra trong kế hoạch.
Xem thêm: SEO tổng thể là gì? Lựa chọn đơn vị SEO uy tín
Vì thế khi triển khai một chiến dịch SEO bạn phải lập kế hoạch trước, xác định sẵn các công việc chi tiết đề thực hiện. Bạn phải xem trang web và kết quả của bạn đang thực hiện ở đâu? Bạn muốn mục tiêu nằm ở đâu?
Lời khuyên:
- Đánh giá và hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn, thứ hạng, từ khóa, nội dung và hiệu quả thực thi. Từ đó làm cơ sở để xác định được mục đích và mục tiêu cụ thể của kế hoạch SEO của doanh nghiệp, Đánh giá khả thi của chiến dịch SEO? Có khó khăn, thách thức, rào cản nào?
- Lập kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ đầu việc và thống nhất mục tiêu
- Tìm kiếm các công cụ và nền tảng hỗ trợ và giúp ích cho công việc để hoàn thành mục tiêu của chiến dịch
3, Nội dung không phù hợp với đối tượng mục tiêu
Một sai lầm nữa mà rấ hay gặp phải đó là sản xuất nội dung bị lệch so với mục tiêu ban đầu đặt ra. Bạn muốn từ khóa đã chọn từ lúc đầu nhưng nội dung lại không phát triển theo hướng cho chủ đề mục tiêu đã chọn.
Các nhà tiếp thị dễ mắc sai lầm khi không tập trung vào nội dung cho đối tượng, mục tiêu chính của bạn phải tạo ra nội dung thực sự hữu ích với câu hỏi và nhu cầu của đối tượng mục tiêu bao gồm cả việc sử dụng các cụm từ mà khách hàng thực hiện truy vấn.
Hơn thế nữa website với những nội dung được viết sơ sài, đi sao chép nội dung từ trang web khác kém chất lượng. Vì thế hãy nên luôn đảm bảo chất lượng content của mình và đảm bảo nội dung phù hợp với đối tượng mục đã đặt ra từ ban đầu.
Nội dung trang web của bạn không đáp ứng nhu cầu của người dùng thì sẽ không được xếp hạng tốt. Bạn nên tránh những lỗi cơ bản khi xây dựng nội dung như là cố gắng phù hợp với một vài chủ đề khác nhau trong một phần nội dung. Tạo các nội dung chất lượng thấp chỉ vì lợi ích của việc bao gồm từ khóa, tối ưu hóa quá nhiều từ khóa trong một bài viết mà không quan tâm đến trải nghiệm của người dùng.
Lời khuyên:
- Phải đảm bảo được nội dung mà bạn muốn xây dựng và chiến lược SEO phải được liên kết chặt chẽ với nhau theo lộ trình và kế hoạch mà doanh nghiệp bạn đã vạch ra sẵn.
- Xây dựng được content hấp dẫn, độc đáo, có giá trị giải quyết được vấn đề của khách hàng và giúp khách hàng trả lời được các câu hỏi mà mọi người đang tìm kiếm
- Bạn cần tạo nhiều nội dung khác nhau và truyền tải thông điệp qua các kênh khách nhau như text, hình ảnh, video…
4, Sao chép nội dung dẫn đến trùng lặp
Việc sao chép nội dung nội dung là một vấn đề phổ biến và Google xem điều này hoàn toàn vi phạm pháp luật. Những nội dung mà sao chép và không có chiều sâu sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thậm chí việc sao chép nộ dung từ các trang website khác còn khiến trang web của bạn bị hạ ranking, index lại và coi như chiến dịch SEO của bạn trở nên công cốc. Do đó thay vì sao chép nội dung từ nơi khác thì bạn nên đầu tư vào việc tạo nội dung nguyên bản và có ý nghĩa.
Xây dựng nội dung dựa trên chính kiến thức, ngôn từ và văn phong của bản thân rất tốt, giúp cho google đánh giá cao trang website của bạn và lên TOP nhanh hơn.
Lời khuyên:
- Bạn hãy đảm bảo nội dung mà bạn cung cấp cho người đọc là thông tin uy tín, hữu ích cho người đọc
- Có kế hoạch rõ ràng về xây dựng nội dung đảm bảo nguồn nội dung chất lượng, không sao chép nguyên bản từ trang web khác
5, Xem chỉ số thứ hạng của website là quan trọng nhất
Nhiều marketer cố gắng coi việc xếp hạng trang web là mục tiêu quan trọng nhất tuy nhiên điều đó là nhầm lẫn. Theo một nghiên cứu từ công cụ xếp hạng website uy tín là alexa Rank thì chỉ số thực hạng của website được xếp hạng thông qua việc đánh giá 2 yếu tố là page views và traffic. Dù website của bạn xếp hạng cao nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Thay vì bạn chọn việc dành vị trí cao trong đánh giá xếp hạnh thì việc tối ưu hóa lợi nhuận mới là mục tiêu tối thượng trong một chiến dịch SEO.
6. Quá tập trung vào số lượng backlink mà không tập trung chất lượng
Bạn nên hiểu rằng chất lượng backlink luôn quan trọng hơn số lượng. Vì thế nên đảm bảo backlick nên điều hướng đến các trang web có liên quan, đồng thời bạn nên link trở lại các trang web đã link với trang web của bạn vì nó sẽ giúp bạn có được lưu lượng truy cập trong tương lai.
Số lượng backlink quá nhiều và không có sự cân bằng giữa những yêu tố quan trọng của backlink như: Sự liên quan chủ đề, chỉ số chất lượng, nguồn backlink, vị trí backlink…
Việc sử dụng anchor text không hiệu quả, hãy tránh việc sử dụng “nhấp vào đây” “tại đây”… làm anchor text và bạn nên chọn nhiều văn bản gắn link khác nhau, tránh sử dụng lặp đi lặp lại một văn bản sẽ có thể bị xem là spam.
Một điều cần lưu ý nữa là SEO-Offpage giờ đã khác không chỉ mỗi backlink mà còn có rất nhiều phương án như social, mention, traffic… do vậy việc tập trung vào mỗi backlink cũng rất dễ rủi ro nếu không nắm vững bản chất và kỹ thuật chuyên sâu
Tìm hiểu thêm SEO-Offpage qua bài viết: SEO OFFPAGE LÀ GÌ? 7 LỖI KHIẾN SEO OFFPAGE KHÔNG HIỆU QUẢ?
Lời khuyên:
- Cầm có sự phân tích tiền dự án để lên chiến lược xây dựng một hệ thống backlink dựa trên chất lượng và phương phá triển khai hay nhất
- Hãy theo dõi, kiểm tra thường xuyên các broken link và sửa chữa chúng
- Hãy thử test các phương án khác nhua như: Social, mention, traffic để tìm được phương án tối ưu hiệu quả nhất.
7. Trang website không tối ưu trải nghiệm người dùng
Theo thống kê hiện nay người dùng thiết bị di động để vào trang website ngày càng tăng do đó các trang website cần chú trọng thân thiện với thiết bị di động hơn trước. Nếu một trang web không mang lại trải nghiệm di động mượt mà và đáp ứng được yêu cầu của người dùng thì xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm sẽ bị đe dọa. Tương tự nó cũng xảy ra với tốc độ load trang web, bạn không cần ngạc nhiên khi một trang web chậm dẫn đến vị trí thấp hơn trên bảng kết quả của công cụ tìm kiếm.
Một số lỗi cơ bản thường hay mắc phải đó là tốc độ tải trang chậm, chặn tệp, loading hình ảnh và video chậm, quảng cáo xen kẽ, thiết kế của trang web không đáp ứng được yêu cầu trải nghiệm của người dùng.
Lời khuyên:
- Cân giảm tỉ lệ thoát trang của người dùng bằng cách ưu tiên cải thiện thời gian tải trang web thấp nhất có thể để mang đến người dùng một trải nghiệm tốt nhất
- Xây dựng nội dung di động nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm di động tốt hơn
Thiết kế trang web của bạn đáp ứng được nhu cầu của người dùng thiết bị di động.
8. Bỏ qua hoặc sử dụng những công cụ không phù hợp
Việc đo lường hiệu quả của chiến dịch rất quan trọng và nó là thước đo cho sự thành công của một chiến dịch SEO. Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào kế hoạch thực hiện công việc mà quên mất việc phân tích xem xét các số liệu từ chiến dịch theo tiến trình của nó, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược SEO đã đặt ra từ trước.
Để đo lường được chiến dịch SEO thì có rất nhiều công cụ hỗ trợ kể cả miễn phí và có phí. Có 2 công cụ bạn không nên bỏ qua đó là Google Analytics và Google Search Console. Sử dụng hai công cụ này sẽ giúp bạn đo lường và xem được tổng quan về hiệu suất trang web của mình. Từ đó đánh giá và điều chỉnh chiến lược SEO phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Lời khuyên:
- Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa như: keywordtool.io; Google Trends; Google search console..
- Áp dụng các công cụ quản lý SEO và quy trình làm việc hiệu quả giúp tối ưu chi phí và nguồn lực
Lý do hàng trăm doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với GHD
- Chúng tôi là đại lý, là đối tác tin cậy, với mức giá tốt nhất thị trường
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, dịch vụ tận tình, chu đáo, support 24/7, báo cáo công khai, minh bạch
- Ưu đãi lớn dành cho doanh nghiệp đăng ký làm đại lý tại GHD
>>> Agency đăng ký nhận báo giá các dịch vụ Mobile marketing TẠI ĐÂY
>>> Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (chia sẻ miễn phí)