Bài viết giúp bạn hiểu khái niêm Google Business; Cách điền và tối ưu các thông tin trên Google My Business.
Google My Business là gì? Tối ưu thông tin Google My Business

I. Google Business là gì?

Google Business hay Google My Business là một công cụ dành cho doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến trên Google Search và Google Map.

Google My Business là gì? Cách điền thông tin tối ưu Google My Business

Những năm gần đây, Google My Business (GMB) không chỉ là một yếu tố trong SEO mà vô hình chung là một “giấy phép kinh doanh” online giúp xây dựng uy tín với người dùng với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký Google Business.

Google Business là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua hướng dẫn từ chính Google.

Việc hiển thị này không chỉ giúp bạn xuất hiện chi tiết với các khách hàng tìm kiếm, tăng tỷ lệ truy cập website. Mà các review của khách hàng cũ cũng sẽ giúp bạn tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng. Nó còn là một cách hỗ trợ doanh nghiệp của bạn tạo Google Suggest.

Ngoài ra GMB còn là cách tạo địa điểm trên Google, gồm định vị địa điểm, cùng thông tin liên lạc chi tiết để bạn có thể kết nối trực tiếp mà không cần truy cập vào website.

Google My Business là gì? Cách điền thông tin tối ưu Google My Business

Lưu ý: Một mẫu tìm kiếm rất phổ biến được rất nhiều người dùng đó là: Từ khóa + gần đây/near me nhằm phát hiện ra các địa điểm gần với vị trí hiện tại. Điều này có thể mang về khách hàng cho bạn ngay lập tức trước cả khi người dùng vào website của bạn. Đó là lý do bạn phải xác minh doanh nghiệp trên Google Map bằng GMB ngay. 

Ví dụ: Chuyển phát nhanh gần đây, Cây xăng gần đây,…

Nếu doanh nghiệp đã khởi tạo, đăng ký Google My Business bạn sẽ thấy kết quả xác minh doanh nghiệp trên Google Map được hiển thị như sau:

II. Vai trò của GMB: 

1. Quản lý thông tin của bạn

Với Google Business, bạn dễ dàng quản lý thông tin mà người dùng Google nhìn thấy khi họ tìm kiếm doanh nghiệp hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Các doanh nghiệp xác minh thông tin của họ với Google My Business thường có khả năng được người tiêu dùng coi là có uy tín gấp đôi. Khi mọi người tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên Google Maps và Google Search, hãy đảm bảo rằng họ có quyền truy cập vào thông tin như giờ, website và địa chỉ của doanh nghiệp bạn.

2. Tương tác với khách hàng

Một trong những lợi ích tuyệt vời từ Google Business quan trọng khác chính là việc giúp bạn đọc và trả lời đánh giá từ khách hàng, đồng thời đăng ảnh thể hiện những gì bạn đã làm.

Google cho biết các doanh nghiệp thêm ảnh vào GMB của họ nhận được thêm 42% yêu cầu chỉ đường lái xe trên Google Maps và nhận được nhiều hơn 35% số lần nhấp qua website của họ so với các doanh nghiệp không có.

3. Giúp khách hàng có thông tin và nhận biết sự hiện diện của doanh nghiệp

Google Business giúp các khách hàng xem thông tin chi tiết khi thực hiện tìm kiếm doanh nghiệp. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Business để giúp các khách hàng nắm bắt thông tin và thể hiện sự hiện diện của doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể xem thông tin như có bao nhiêu người gọi doanh nghiệp của bạn trực tiếp từ số điện thoại được hiển thị trên kết quả tìm kiếm địa phương trong Google Maps và Google Search.

III. Cách đăng kí sử dụng Google Business

Với lợi ích lớn như vậy nhưng việc đăng ký GMB lại rất dễ dàng và đơn giản, hãy cùng GHD tìm hiểu cách đăng ký với 5 bước đơn giản dưới đây:

Trước tiên, bạn truy cập tại đường link: google.com/business và nhấn nút Start now (Quảng lý ngay) để bắt đầu đăng ký.

#1. Điền thông tin doanh nghiệp:

Sau khi điền xong, bạn nhấn Next để đồng ý với Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật của Google và Tiếp tục.

#2. Thêm vị trí doanh nghiệp

Thông tin này sẽ hiển thị trên Google Maps và Google Search khi khách hàng đang tìm kiếm doanh nghiệp của bạn.

Sau khi nhấn Yes, một bảng địa chỉ hiện lên. Bạn chỉ cần điền thông tin địa chỉ của doanh nghiệp, sau đó chọn Next. Tiếp tục xác định vị trí của bạn khi hiển thị trên Google maps để hoàn thành bước này.

Sau đó, Google sẽ hỏi xem bạn có địa điểm nào khác nữa không? Nếu doanh nghiệp bạn có nhiều địa chỉ, nhấn Yes. Nếu không thì bạn nhấn No và sang bước kế tiếp.

#3. Chọn danh mục:

Danh mục này giúp mô tả chính xác toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Ở mục này, bạn nên thêm ít danh mục. Hãy chọn cụ thể và chính xác 1 danh mục kinh doanh chính của doanh nghiệp. Sử dụng thêm các danh mục bổ sung để cho khách hàng biết thêm về các dịch vụ bên bạn cung cấp.

#4. Điền thông tin liên lạc của doanh nghiệp:

Phần này bạn có thể chọn số điện thoại hotline, địa chỉ URL Website hoặc có thể điền đủ thông tin này để hiển thị trên Google tìm kiếm.

#5. Hoàn thành:

Sau khi hoàn tất các bước phía trên, bạn chọn Finish để đăng ký với Google Business.

Cuối cùng để xác minh thông tin, bạn có thể chọn cách xác minh qua bưu điện, mã kích hoạt tài khoản GMB sẽ có trong vòng 14 ngày theo địa chỉ đã khai báo ở trên.

Ngoài ra bạn cũng có thể xác minh bằng: 

  • Email

  • Số điện thoại

  • Google Search Console

Lưu ý: Gửi qua đường bưu điện là cách phổ biến và dễ dàng nhất. 3 phương pháp còn lại chỉ dành cho một số doanh nghiệp lớn hoặc là đối tác của Google (Google partner).

IV. Các yếu tố tối ưu cho tài khoàn GMB:

1. Tối ưu thông tin doanh nghiệp:

Các thông tin hiển thị trên GMB phải luôn chính xác, cập nhật và khớp với các tài khoản khác để xác minh doanh nghiệp trên Google Maps. Các thông tin Doanh nghiệp cần chú ý là:

  • Địa chỉ

  • Thời gian mở cửa

  • Số điện thoại

  • URL Website

  • Danh mục sản phẩm dịch vụ

Để điều chỉnh thông tin bạn có thể tìm kiếm tên doanh nghiệp trên Google Search > Suggest an edit

2. Cập nhật các bài viết mô tả:

Sau khi xác minh doanh nghiệp trên Google Map, điều tiếp theo bạn cần làm là tạo các bài viết mô tả được hiển thị ngay dưới thông tin doanh nghiệp trên Google Business.

Đây có thể được coi là một đoạn quảng cáo nhỏ giúp bạn giới thiệu sản phẩm và những ưu điểm của mình.

Một số bài mô tả bạn nên có trên GMB:

  • Giới thiệu các sự kiện chương trình khuyến mãi sẽ diễn ra

  • Bài viết mô tả dịch vụ sản phẩm

  • Ra mắt sản phẩm mới

Mục đích của dạng bài viết này là tạo được sự thu hút với khách hàng tiềm năng. Do đó bạn cần xác định insign khách hàng của mình là ai, họ mong muốn điều gì, giải pháp họ mong muốn là gì,…

3. Sử dụng thông minh mục hỏi đáp:

Đây là nơi bạn hiểu được những thắc mắc của khách hàng hoặc dự đoán và giải quyết những vướng mắc của khách hàng qua những câu hỏi cơ bản về dịch vụ sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.Hãy thể hiện rằng doanh nghiệp luôn quan tâm đến lo lắng của khách hàng.

Một số dạng câu hỏi đề xuất như:

  • Vì sao tôi nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ

  • Quy trình vận chuyển.

  • Chính sách đổi trả và bảo hành sản phẩm

  • Phương thức thanh toán khi mua hàng,…

4. Tối ưu phản hồi người dùng:

Nội dung này chiếm tới 70% quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.hay không. Từng có rất nhiều công ty lớn đã bị điêu đứng chỉ vì đánh giá 1* của khách hàng, để hiểu rõ hơn bạn có thể tìm hiểu vụ việc "Resort Aroma"

Tuy nhiên, vấn đề tối ưu tôi muốn nhắc tới không phải là tạo đánh giá ảo mà doanh nghiệp cần phải xử lý các review xấu. Có 2 hướng xử lý khi găp phải đánh giá xấu:

Nếu là người dùng phản ánh, bạn cần có thái độ chân thành, lắng nghe khách hàng để cùng đưa ra giải pháp tốt nhất. Có thể đó là sơ suất của doanh nghiệp nhưng điều khách hàng muốn là lời xin lỗi với thái độ chân thành chứ không phải những hành động che giấu, xuyên tạc.

Hãy chú ý trong cách trao đổi và nhận lỗi khi công ty đã mắc sai lầm. Một review 1 * kèm theo những bình luận của khách hàng về cách xử lý thích đáng thậm chí sẽ xây dựng uy tín công ty hơn cả một đánh giá tốt.

Nhưng trong trường hợp đó là bình luận ảo do đối thủ chơi xấu thì bạn cần báo cáo ngay Google để được hỗ trợ xử lý.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ chính những khách hàng của công ty review lại. Một mặt tăng thêm độ uy tín của công ty trên trang tìm kiếm Google, mặt khác giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề, tồn tại của công ty.

5. Sử dụng hình ảnh và video hợp lý:

Hình ảnh và video luôn là cách tuyệt vời để thu hút khách hàng. Nếu là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bạn hãy cho khách hàng một số hình ảnh về cơ sở vật chất, đội ngũ,… Nếu cung cấp sản phẩm thì hãy cho họ thấy quá trình sản xuất, thành phẩm, giấy chứng nhận chất lượng,…

Đặc điểm của trang GMB là khách hàng sẽ đánh giá cao sự thực tế. Cho nên thay vì phải thuê một ekip với bộ ảnh cả chục triệu thì bạn có thể sử dụng ngay chiếc điện thoại để chụp hoặc quay video đơn giản.

Một số điều bạn cần lưu ý khi tải video lên đó là:

  • Thời lượng tối đa 30s

  • Dung lượng tối đa 100 MB

  • Độ phân giải 720p hoặc cao hơn

Về hình ảnh bạn cần quan tâm đến các yếu tố:

  • Định dạng JPG hoặc PNG

  • Dung lượng tối đa 5 MB

  • Kích thước: 720 x 720 px

Tạm kết:

Trên đây là một số thông tin về GMB và các yếu tố quan trọng cần lưu ý giúp bạn tối ưu Google My Business cho doanh nghiệp của mình, xác minh doanh nghiệp trên Google Map.

Một cách gián tiếp, nó sẽ hỗ trợ bạn tạo Google Suggest cho doanh nghiệp. Hãy luôn chắc chắn những người tìm kiếm bạn trên Google sẽ nhận được thông tin chi tiết và hữu ích nhất.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc thực hiện kế hoạch SEO tổng thể, vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin để nhận được tư vấn miễn phí và tận tình nhất từ đội ngũ chuyên gia của GHD Media.


( Thực hiện bởi: Vy Anh )
Khám phá dịch vụ
Tags: Seo ,