Để trở nên nổi bật giữa hàng triệu ứng dụng, Doanh nghiệp cần hiểu được cơ chế ASO - Tối ưu ứng dụng như thế nào, vai trò của ASO và những thủ thuật ASO cơ bản?
Hướng dẫn ASO để tăng điểm xếp hạng cho ứng dụng

1, ASO (Tối ưu hóa ứng dụng) là gì?

Tối ưu ứng dụng (App Store Optimization hay ASO) là quá trình tối ưu khả năng hiển thị của một ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng (app store) lớn với mục đích chính là để tăng lượng download và cài đặt tự nhiên cho app. Hai app store chủ yếu hiện nay chính là App Store của Apple dành cho các thiết bị iOS và Google Play Store cho các thiết bị Android.

2, Tại sao phải tối ưu hóa ứng dụng (ASO)?

tai-sao-phai-aso
ASO sẽ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho ứng dụng của bạn

2.1 ASO (Tối ưu ứng dụng) sẽ góp phần tăng khả năng hiển thị của ứng dụng

Rõ ràng chỉ những người biết về thương hiệu ứng dụng của bạn mới có thể chủ động tìm kiếm và tải xuống. Vì vậy, bạn cần phải thu hút sự chú ý của họ. Hơn hết là làm cho ứng dụng được dễ dàng nhìn thấy trên Google Play hoặc App Store. Để làm được điều này bạn cần phải nhờ đến các kênh marketing để thúc đẩy lượng truy cập và nâng cao độ nhận biết như qua website, các kênh mạng xã hội, thông qua email hoặc phương tiện truyền thông trả phí. Thứ hạng của ứng dụng ở trên chợ ứng dụng không phải được sắp xếp ngẫu nhiên mà nó có thuật toán rõ ràng và chặt chẽ, do đó bạn cần một chiến lược ASO vững chắc để tạo đà cho việc tăng trưởng trên những nền tảng này

Xem thêm: Bài viết “Tối ưu lượt cài ứng dụng” của GHD MEDIA

2.2 ASO sẽ góp phần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Optimizing Conversion Rates)

Tối ưu hóa ứng dụng (ASO) sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi cài đặt app tăng lên. Để đạt được mục tiêu này bạn cần tối ưu hóa thông tin về ứng dụng của mình (metadata) để thu hút nhiều hơn người dùng cài đặt ứng dụng. Các đơn vị triển khai dịch vụ ASO sẽ giúp bạn đề xuất hoặc viết những mô tả ứng dụng hấp dẫn; Thiết kế, bổ sung app icon, bộ screenshot hay những video giới thiêu tính năng sản phẩm cực kì ấn tượng giúp truyền tải thông điệp của ứng dụng tới người dùng một cách tốt nhất, từ đó biến ứng dụng của bạn là giải pháp cho các vấn đề hoặc nhu cầu của họ.

Không những tối ưu hóa phần metadata ứng dụng, Tối ưu ứng dụng còn thực hiện các giải pháp nhằm tìm cách tăng số lượng đánh giá tích cực của ứng dụng, tránh những phản hồi tiêu cực, giữ dung lượng của ứng dụng ở mức thấp nhất và tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.

2.3 ASO sẽ giúp bạn gia tăng doanh thu từ ứng dụng

Mục tiêu của kinh doanh là tạo ra được giá trị thặng dư, mà giá trị cụ thể nhất chính là lợi nhuận chảy về công ty của bạn. Việc tạo ra các ứng dụng cũng không nằm ngoài mục tiêu này do đó việc tối ưu ứng dụng thành công sẽ góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Những thủ thuật tối ưu ứng dụng giúp tăng hạng ứng dụng của bạn trên Apple Store và Google Play

thu-thuat-aso
Thủ thuật cơ bản giúp tăng hạng ứng dụng

3.1 Tối ưu cho Title và subtitle

Title là cụm từ được người dùng tìm kiếm và còn sử dụng như yếu tố xếp hạng ở cả hai chợ ứng dụng. Ở app store, tiêu đề phụ (subtitle) giúp tạo ra ngữ cảnh cho app và bổ sung thêm 1 số dữ kiện để minh họa rõ nét.

Các từ khóa cần sử dụng cẩn thận => yếu tố này là trọng số lớn nhất trong các yếu tố được dùng để xếp hạng nhưng bạn cần phải kết hợp từ khóa thật tự nhiên trong khi cần phải cân bằng với mục tiêu tạo ra một cái tên thật dễ nhớ và hấp dẫn nhất.

Số kí tự title ở Apple Store là 30 còn Google Play Store là 50 nhé.

3.2 Tối ưu hóa cho phần Description

Phần mô tả (Description) giúp người dùng hiểu được ứng dụng của bạn là gì? Gồm những tính năng chính nào cũng như bất kì thông tin khác về ứng dụng mà nhà phát triển app muốn truyền tải đến khách hàng.

Đoạn mô tả ứng dụng cho 2 cửa hàng ứng dụng apple và google play đều có giới hạn ở mức 4.000 từ.

Đối với ứng dụng ở Google Play sử dụng phần short description (mô tả ngắn) và long description (mô tả dài). Phần mô tả này là một trong những phần chính của content được index và phân tích bởi thuật toán để xếp hạng ứng dụng. Vì thế những ứng dụng sử dụng hệ điều hành adroid bạn cần sử dụng từ khóa mà bạn muốn xếp hạng (đưa chúng vào nội dung của các phần mô tả này) một cách có chiến lược để giúp ứng dụng được xếp hạng và tìm kiếm nhanh nhất.

Apple Store thì không sử dụng phần mô tả để xếp hạng ứng dụng nhưng vẫn cần viết đoạn mô tả hấp dẫn và thu hút cho các ứng dụng IOS để khách hàng tìm hiểu thông tin về ứng dụng và gia tăng lượt cài đặt ứng dụng nhé.

3.3 Sử dụng các keyword một cách hiệu quả

Các từ khóa đóng vai trò quan trọng và to lớn đối với thành công của hoạt động ASO (Tối ưu ứng dụng).

Apple App Store sẽ cho phép đưa vào 100 ký tự từ khóa trong phần trường từ khóa (keyword field)

Google Play Store lại không có phần trường từ khóa này thay vào đó nó sẽ index các keyword nằm trong những thành phần content khác. Lưu ý: Hãy cố gắng đưa những keyword chính của ứng dụng vào phần description và title nhé.

Để ứng dụng đạt được nhiều lượt tải và đăng ký thì bạn cần phải nghiên cứu từ khóa cẩn thận và tỉ mỉ. Bạn nên lựa chọn các từ khóa phải rất cẩn thận, tập trung vào những truy vấn chính yếu mà những người tìm kiếm đang sử dụng. Ví dụ: App EVNHANOI-Điện Lực Hà Nội. Từ khóa chính được đưa vào phần mô tả và tiêu đề của ứng dụng đó là tên ứng dụng, chức năng chính cũng như địa danh gắn liền như vậy khi người dùng tìm kiếm tên app sẽ dễ dàng tìm và tỷ lệ cài đặt ứng dụng rất cao.

Bạn hãy sử dụng những công cụ keyword research có sẵn để nghiên cứu và khám phá xu hướng tìm kiếm của mọi người. Hãy bắt đầu bằng những từ khóa có lượng tìm kiếm cao trên internet và dành thời gian phân tích tên app và đoạn description của đối thủ để xem những từ khóa keyword nào họ đang nhắm đến, đang sử dụng từ đó tìm ra được những từ khóa chính xác nhất cho ứng dụng của mình.

Lưu ý tránh nhồi nhét từ khóa. Đây là một lỗi mà nhiều marketer mắc phải khi bắt đầu chiến lược ASO (Tối ưu ứng dụng) với từ khóa. Nếu bạn cố gắng nhồi nhét danh sách từ khóa trong các trường dữ liệu, google sẽ phát hiện và đưa ra các hình phạt. Chính vì thế ứng dụng của  bạn sẽ vào danh sách đen. Tốt nhất bạn nên sắp xếp từ khóa trong phần mô tả thật tự nhiên và khoa học. Theo quy tắc bạn cố gắng giữ từ khóa  bạn muốn xếp hạng cao hơn dưới 5% tổng số từ của đoạn văn bản. Nếu không, ngay cả khi từ khóa được đặt tự nhiên trong văn bản cũng khó nhận được kết quả như mong đợi.

Một số lưu ý khi tối ưu hóa từ khóa trong Apple Store:

+,Không thêm dấu cách sau dấu phẩy

+, Không sử dụng các kí tự đặc biệt như @#!+=

+, Sử dụng các từ khóa đơn: Theo apple, thuật toán tìm kiếm IOS tự động kết hợp các từ khóa trong trường “từ khóa” của bạn lại với nhau (Ví dụ thay vì từ khóa “truy tìm cổ vật, tìm cổ vật” thì hãy dùng các từ khóa như “truy tìm,cổ vật,tìm kiếm”

+, Sử dụng tất cả 100 ký tự: Bạn nên sử dụng hết 100 ký tự nếu có thể

+, Tránh lặp lại các từ khóa trong các trường metadata khác như các từ khóa đã có ở tiêu đề chính, tiêu đề phụ, danh mục của ứng dụng hoặc trong tên công ty.

3.4 Chọn đúng hình Screenshot và thêm vào một đoạn video preview

Những hình ảnh mô tả ứng dụng screenshot đẹp, thu hút sự chú ý của người dùng và thúc đẩy mọi người nhấp vào ứng dụng từ đó làm tăng tỉ lệ CTR trên chợ ứng dụng. Đây là cơ hội để bạn giới thiệu về ứng dụng một cách trực quan trước khi người dùng nhấp vào nó để tìm hiểu thêm về ứng dụng. Vì thế bạn nên tập trung tận dụng nó để tạo nên những hình ảnh nổi bật.

Thay vì dùng hình ảnh tĩnh, bạn có thể chọn sử dụng video để người dùng có thêm trải nghiệm chân thực nhất về ứng dụng và làm nổi bật ứng dụng của bạn trước các đối thủ cạnh tranh. Mình giới thiệu bạn dùng phần mềm animaker để tạo ra những video. Nó hoàn toàn có thể thực hiện online trên web, có nhiều template để chọn và làm theo đặc biệt nó miễn phí và dễ sử dụng. Một số lưu ý khi sử dụng phần mềm này để thiết kế video đó là bạn nên dựng kịch bản trước, thường phần mô tả vấn đề khách hàng gặp (1-2 screen), giới thiếu ngắn sản phẩm giải quyết vấn đề đó (1-2 screen); Chi tiết các tính năng hấp dẫn nhất của sản phẩm (4-8 screen); Phần kết đưa tên và mã qr của ứng dụng (1 screen).

Theo quy định Apple App Store cho phép hiển thị 10 hình ảnh Screenshot (Lưu ý: Bạn nên tập trung 3 ảnh đầu tiên thật tốt để thu hút được người dùng, kích cỡ ảnh phù hợp với các loại thiết bị như điện thoại, máy tính bảng). Đối với Google Play Store bạn có thể sử dụng tối đa 8 hình ảnh.

Mình xin giới thiệu 2 công cụ để giúp đơn giản hóa quá trình design với chi phí tiết kiệm đó là công cụ sau:
+, App mockup: Đây có vẻ là công cụ tuyệt vời mà miễn phí giúp bạn có thể thực hện những screenshot khá bắt mắt

+, Canvas: Công cụ rất chuyên biệt giúp bạn kéo thả để thiết kế 1 bức ảnh tuyệt vời, đơn giản hóa quá trình thực hiện screenshot của mình

+, Screener: Ứng dụng đơn giản nhất cho việc thực hiện design những bức ảnh screenshot. Bạn chỉ cần chụp màn hình ứng dụng còn phần thiết kế đã có screener lo, đơn giản và cực kì tiện lợi cho những người gặp khó khan trong thiết kế bộ screenshot cho ứng dụng.

3.5 Khuyến khích các review và rating khi tối ưu ứng dụng (ASO)

Một sản phẩm được xem là thành công hay không cũng cần sự công nhận từ khách hàng. Không nằm ngoài quy luật đó, đối với sự thành công của 1 ứng dụng thì những lượt đánh giá và nhận xét (review & rating) cũng là một chỉ số quan trọng  về chất lượng và độ phổ biến của ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn có mức đánh giá thấp thì sẽ không được hiển thị ở vị trí top của kết quả tìm kiếm trong App Store. Theo 1 khảo sát thì có tới 95% khách hàng cho biết rằng họ quan tâm và đọc đánh giá của người khác để quyết định xem có tải ứng dụng đó hay không.

Chính vì thế, một phần quan trọng không thể thiếu khi tối ưu hóa ứng dụng của GHD MEDIA đó là khuyến khích người dùng để lại các lượt reviews và rating, nhất là khi cả hai chợ ứng dụng đều lấy chỉ số này làm điểm để xếp hạng ứng dụng trên thanh công cụ tìm kiếm.

Để khuyến khích các reviews và rating cho ứng dụng cũng không phải chuyện dễ dàng, GHD MEDIA sẽ bật mí cho bạn một cách như sau:

Nhờ người dùng để lại review từ ngay bên trong ứng dụng: Tức là sau một thời gian người dùng sử dụng hoặc có những hành động tích cực với ứng dụng thì bạn có thể yêu cầu đánh giá ứng dụng. Lưu ý về tần suất yêu cầu đánh giá ứng dụng nhé, với apple app store thì sẽ giới hạn tối đa 3 lần yêu cầu người dùng đánh giá trong 1 năm. Tốt nhất bạn nên kích thích khách hàng đánh giá khi họ vui vẻ. ví dụ như họ vừa đổi thành công 1 quà tặng, phá 1 kỷ lục của trò chơi bạn hãy canh những thời điểm “vàng” như thế này để hiển thị thông báo đánh giá 5 sao cộng thêm phần nội dung đánh gía tích cực nhé.

Kêu gọi người dùng đánh giá tích cực ứng dụng qua những kênh như mạng xã hội: Nhờ việc kêu gọi này giúp nâng cao độ nhận diện của app, tăng những đánh giá tích cực về ứng dụng, tăng điểm rating của ứng dụng trên bảng xếp hạng tìm kiếm ở các chợ ứng dụng như viết các bài PR quảng cáo hoặc review tốt về ứng dụng trên các diễn đàn, blog, group trên mạng xã hội nhằm nâng cao khả năng hiển thị và nhận diện thương hiệu từ đó góp phần gia tăng lượng người dùng tự nhiên cho ứng dụng.

Sử dụng game hóa để thưởng cho các review. Bạn có thể cung cấp các phần thưởng để thu được nhiều hơn đánh giá từ khách hàng.

Nếu ứng dụng của bạn bị nhiều đánh giá xấu và tiêu cực thì bạn có thể report các bình luận tục tĩu hoặc có hành vi spam.

3.6 Liên tục cập nhật và điều chỉnh app

Khách hàng luôn muốn app mà họ sử dụng phải luôn mới mẻ, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì thế nhà phát triển cần phải luôn cập nhật, giám sát, và tìm hiểu phản hồi của khách hàng từ đó có những điều chỉnh để người dùng cảm thấy ưng ý nhất.

 Khi bạn tiến hành tối ưu ứng dụng, hãy đo lường xem lượt cài đặt có tăng lên hay không? Hãy chú ý xem xét các cách thức để cải thiện tỉ lệ install rate, CTR và lượt download hiện tại. Hãy thử hoán đổi các từ khóa, thử nghiệm các title, subtitle và đọan subscription khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Bài viết “Những sai lầm cơ bản khi tối ưu hóa ứng dụng (ASO)

3.7 Tối đa hóa lượt tải ứng dụng

Một ứng dụng càng nhiều lượt tải thì khả năng hiển thị trên chợ ứng dụng sẽ được nhiều hơn. Việc gia tăng khả năng hiển thị là rõ ràng nhưng cũng cần nâng cao tỉ lệ cài đặt ứng dụng. Đó mới là mục đích cuối cùng của nhà phát hành ứng dụng. Tùy từng lĩnh vực khác nhau mà tỉ lệ chuyển đổi ứng dụng cũng khác nhau. Ví dụ tỉ lệ cài đặt trung bình của các ứng dụng tài chính có thể lên đến 8.5% tuy nhiên ở lĩnh vực game thì tỉ lệ đạt được là 0.7%. Vì thế bạn hãy dành thời gian nghiên cứu tỉ lệ cài đặt app trung bình của lĩnh vực ứng dụng đang haojt động để đặt ra mục tiêu cải thiện tỉ lệ ở trên mức này.

4. Những lưu ý cơ bản khi tối ưu ứng dụng (ASO)

Luu-y-khi-toi-uu-ung-dung
Những lưu ý cơ bản khi tối ưu ứng dụng (ASO)

4.1 Cần xây dựng cốt lõi từ khóa của ứng dụng

Đầu tiên bạn phải xác định từ khóa trong ASO. Từ khóa của ứng dụng của bạn phải là tập hợp các từ và cụm từ mà người dùng nhập vào thanh công cụ tìm kiếm để tìm kiếm ứng dụng hoặc trò chơi của bạn. Điều đó bắt buộc bạn phải có một quá trình nghiên cứu từ khóa cho ứng dụng của mình. Nhiều nhà phát triển ứng dụng thường dựa vào may mắn và chờ xem các cửa hàng ứng dụng sẽ định vị ứng dụng của họ từ khóa nào, trước khi bắt tay vào làm việc dựa trên ý nghĩa thực sự của nó. Tuy nhiên, việc xác định danh sách từ khóa toàn diện cho ứng dụng của bạn sẽ là bược đầu tiên và cực kì quan trọng trong chiến lược ASO  của bạn trên chợ ứng dụng.

Một số cách để tạo từ khóa chính chất lượng cho ứng dụng của bạn như là nhờ bạn bè tìm kiếm ứng dụng có chức năng và tính năng tương tự ứng dụng của bạn để thu thập các từ khóa mà họ sử dụng; Sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa của google; Tìm tất cả các từ đồng nghĩa và lỗi chính tả có thể có; Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh… Sau đó tiến hành phân tích và ưu tiên các từ khóa bằng công cụ ASO để tìm một danh sách từ khóa tốt nhất cho ứng dụng.

4.2 Thêm các từ khóa chiến lược nhất vào tiêu đề của ứng dụng

Ứng dụng nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng nhất thế giới Spotify đã rất thành công khi áp dụng cách này. Khi khách hàng tìm kiếm nhạc mới để thêm vào danh sách phát của họ, người dùng gõ từ khóa tìm kiếm là “nhạc mới” và khi đó ứng dụng Spotify sẽ là kết quả đầu tiên trên bảng xếp hạng. Một số nhà phát hành ứng dụng luôn nghĩ rằng phải luôn để tên app giới hạn trong tên thương hiệu là tốt nhất tuy nhiên việc thêm từ khóa chiến lược vào tiêu đề ứng dụng là một cách hữu hiệu để ứng dụng của bạn được gia tăng hiển thị đến người dùng.

4.3 Không nên lặp lại các từ khóa chiến lược quá nhiều

Việc nhồi nhét từ khóa trong ASO rất tiêu cực và nó sẽ khiến ứng dụng của bạn bị hạ xếp hạng tìm kiếm. Vì vậy tốt nhất bạn nên có kế hoạch và phân bổ từ khóa một cách tinh tế với số lượng vừa phải. Để làm được điều này bạn nên sử dụng một số công cụ trên thị trường cho phép bạn kiểm tra mật độ từ khóa trong dữ liệu ứng dụng của mình.

4.4 Chú trọng đến biểu tượng của ứng dụng

Biểu tượng của ứng dụng là một yếu tố chuyển đổi tuyệt vời, nó tác động khá nhiều đến hành vi nhấp vào ứng dụng của người dùng. Chỉ cần thay đổi biểu tượng của ứng dụng có thể nâng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 20%. Việc tạo ra một biểu tượng ứng dụng hoàn hảo thực sự không đơn giản, nó phải được thiết kế chuyên nghiệp để thu hút người dùng đồng thời phải tạo ra được khả năng nhận diện thương hiệu cho ứng dụng của bạn.

4.5 Quan tâm và phản hồi lại các đánh giá thấp và tiêu cực về ứng dụng

Đây là một cách tốt để chủ sở hữu ứng dụng xem xét, phân tích được phản hồi của người dùng về ứng dụng, từ đó nắm được các vấn đề của ứng dụng cần phải xử lý và hoàn thiện.Các bài đánh giá ứng dụng cũng góp phần vào nhiều mục tiêu tiếp thị, chẳng hạn như cải tiến thương hiệu và quản lý người dùng. Theo dõi cẩn thận và trả lời đánh giá của người dùng cho thấy rằng bạn quan tâm đến người dùng của mình và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn đúng lúc. Đối với những người dùng lần đầu tiên xuất hiện trên danh sách cửa hàng của bạn, các bài đánh giá tích cực cung cấp bằng chứng xã hội rằng ứng dụng của bạn có chất lượng tốt và mọi người thích nó.

Khi ứng dụng của bạn được người dùng đánh giá thì bạn nên có những phản hồi reviews đó nhất là những đánh giá nổi bật vì nó sẽ là phần đánh giá đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên trang ứng dụng của bạn, do đó nó sẽ tác động đến quyết định tải xuống ứng dụng của bạn.  Đồng thời khi có những bình luận, góp ý tiêu cực về ứng dụng của bạn thì bạn không nên bỏ qua mà hãy phản hồi, thông báo cho người dùng khi sự cố của họ được khắc phục xong. Đó là cách sẽ giúp cho ứng dụng của bạn được nâng giá trị trong mắt người dùng.

>>> Agency đăng ký nhận báo giá các dịch vụ Mobile marketing TẠI ĐÂY

 >>> Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (chia sẻ miễn phí)

Kết Luận

Các doanh nghiệp mà sở hữu các ứng dụng thành công, họ tiếp cận với ASO và xem nó như một quy trình có khả năng cải tiến. Họ thường xuyên kiểm tra vị trí ứng dụng của mình, theo dõi đối thủ cạnh tranh, chạy nhiều thử nghiệm để cải thiện khả năng hiển thị ứng dụng và nhận được nhiều lượt cài đặt hơn. Vì thế việc tối ưu hóa ứng dụng trên store (ASO) không phải là một nhiệm vụ mà bạn có thể đánh dấu là “đã xong”. Ngay cả khi việc đó được thực hiện một cách hoàn hảo bởi các chuyên gia hoặc cơ quan ASO nào đó. Ứng dụng luôn cần được tối ưu hoá để duy trì thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm có giá trị. Nếu để yên, chắc chắn ứng dụng của bạn sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng.

Tổng quan về gói dịch vụ ASO của GHD Media 

- Phân tích từ khóa: Nghiên cứu và phân tích lưu lượng từ khóa trên App Store và Google Play Store.

- Phân tích Tiêu đề & Phụ đề: Phân tích cấu trúc tiêu đề, sử dụng từ khóa trong tiêu đề và số liệu chuyển đổi.

 - Phân tích mô tả: Phân tích cấu trúc mô tả, sử dụng từ khóa trong mô tả và số liệu chuyển đổi.

 - Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích định vị đối thủ cạnh tranh, dữ liệu xếp hạng cửa hàng ứng dụng và nhắm mục tiêu người dùng cuối.

 - Đánh giá và cải thiện xếp hạng: Phân tích và cải thiện Từ khóa & Cụm từ bên trong đánh giá của người dùng trên App Store hoặc Google Play Store và cải thiện xếp hạng tổng thể.

- Triển khai backlink cho ứng dụng: Triển khai backlink cho ứng dụng qua các bài viết ở website, các bài viết về ứng dụng ở các fanpage, các group trên mạng xã hội.

- Tăng rate và reviews tích cực cho ứng dụng

- Phân tích danh mục: Phân tích mức độ liên quan của danh mục trong App Store hoặc Google Play Store.

Phân tích biểu tượng: Phân tích biểu tượng ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.

Phân tích ảnh chụp màn hình: Phân tích ảnh chụp màn hình ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.

- Tối ưu hóa từ khóa & siêu dữ liệu: Chúng tôi cung cấp tối ưu hóa hoàn chỉnh và thường xuyên cho tất cả siêu dữ liệu của ứng dụng (từ khóa, tiêu đề, phụ đề, mô tả, v.v.) cho ứng dụng của bạn.

Chuyển đổi & Tối ưu hoá quảng cáo: Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiểm tra và tối ưu hoá quảng cáo của bạn (và toàn bộ trang ứng dụng của bạn) để đảm bảo trải nghiệm chuyển đổi tốt nhất cho người dùng cuối.

- Thử nghiệm A / B: Chúng tôi chạy thử nghiệm đa lượng biến trực tiếp với người dùng cuối để thu được phản hồi định tính và định lượng về các yếu tố quảng cáo và siêu dữ liệu.

-------------------------------------------------

Hi vọng rằng qua bài viết này GHD MEDIA sẽ giúp bạn nắm được một số kiến thức cơ bản về ASO và giúp ứng dụng của bạn đạt được nhiều người sử dụng.

>>> Agency đăng ký nhận báo giá các dịch vụ tăng Rate & Review + ASO TẠI ĐÂY

 >>> Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (Lưu ý: Tài liệu sẽ được chia sẻ miễn phí)

Liên hệ tư vấn và báo giá dịch vụ Tối ưu ứng dụng (ASO) và Tăng rate, review cho app/game:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ GHD

Địa chỉ: Tầng 6 tòa nhà HL số 6 ngõ 82 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Hotline:  Ms Hoan: 0382922228; Mr Dũng - 0865.028.001

Email: dungnh@ghdmedia.com

 


( Thực hiện bởi: Hữu Dũng )
Khám phá dịch vụ