Những lỗi hay gặp nhất trong việc “Tối ưu hoá ứng dụng ASO” nhà quản trị app cần lưu ý để tránh những sai lầm cơ bản và cải thiện được chiến lược của mình.
Những sai lầm cơ bản khi tối ưu hóa ứng dụng (ASO)

Những lỗi thường gặp nhất trong việc “Tối ưu hoá ứng dụng ASO” mà maketer cần lưu ý để tránh những sai lầm cơ bản và cải thiện được chiến lược của mình.

Tối ưu hóa ứng dụng trên store (ASO) không phải là một nhiệm vụ mà bạn có thể đánh dấu là “đã xong”. Ngay cả khi việc đó được thực hiện một cách hoàn hảo bởi các chuyên gia hoặc cơ quan ASO nào đó. Ứng dụng luôn cần được tối ưu hoá để duy trì thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm có giá trị. Nếu để yên, chắc chắn ứng dụng của bạn sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng.  

Có nhiều yếu tố tác động đến việc này:

  • Apple hoặc Google có thể thay đổi thuật toán cửa hàng ứng dụng của họ. 
  • Đối thủ cạnh tranh có thể bắt đầu nhắm mục tiêu các từ khóa quan trọng nhất của bạn. 
  • Các đánh giá tiêu cực có thể làm giảm xếp hạng ứng dụng trung bình.

Các doanh nghiệp ứng dụng thành công, họ tiếp cận với ASO và xem nó như một quy trình có khả năng cải tiến. Họ thường xuyên kiểm tra vị trí ứng dụng của mình, theo dõi đối thủ cạnh tranh, chạy nhiều thử nghiệm để cải thiện khả năng hiển thị ứng dụng và nhận được nhiều lượt cài đặt hơn. 

Các ứng dụng trò chơi và ứng dụng di động thành công cũng nên tránh một số chiến thuật nhất định vì chúng có tác động tiêu cực đến chiến lược và KPI ASO.

1. Không xây dựng cốt lõi cho từ khóa của ứng dụng

Xây dựng cốt lõi từ khoá là một quá trình tốn nhiều thời gian và đầy thách thức, đặc biệt nếu bạn chưa quen với ASO và nghiên cứu từ khóa. Nhiều chủ sở hữu ứng dụng thường dựa vào may mắn và chờ xem các cửa hàng ứng dụng sẽ định vị ứng dụng của họ từ khóa nào, trước khi bắt tay vào làm việc dựa trên ý nghĩa thực sự của nó.

Tuy nhiên, việc xác định danh sách từ khóa toàn diện cho ứng dụng của bạn thực sự phải là bước đầu tiên trong chiến lược tối ưu hoá ứng dụng của bạn trên cửa hàng. 

ASO
Xây dựng từ khóa cốt lõi cho ứng dụng

Cách xây dựng từ khóa cho ứng dụng của bạn

Đầu tiên, bạn hãy xác định từ khoá trong ASO. Từ khoá của ứng dụng là một tập hợp các từ và cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm để tìm kiếm ứng dụng hoặc trò chơi của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn có một ứng dụng về giảm cân và hầu hết mọi người có thể sẽ sử dụng các tìm kiếm như giảm cân, chế độ giảm cân, bài tập giảm cân cho người mới bắt đầu và từ khóa tương tự để tìm ứng dụng trong danh mục của bạn.

Bạn càng có thể đưa ra nhiều từ và cụm từ liên quan đến ứng dụng hoặc trò chơi cho danh sách của mình thì càng tốt. Có nhiều tìm kiếm về từ khoá của bạn cho phép bạn xác định các từ khóa có tiềm năng cao hơn để thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng và lượt cài đặt từ App Store hoặc Google Play.

Cách thức để tạo TỪ KHOÁ CHÍNH chất lượng cao:

  • Suy nghĩ về danh sách các từ và cụm từ bạn sẽ sử dụng để tìm kiếm ứng dụng của mình. Nhờ bạn bè, đồng nghiệp tìm kiếm ứng cụ có chức năng và tính năng cụ thể để xem họ sử dụng từ hay cụm từ tìm kiếm như nào. 
  • Tìm tất cả các từ đồng nghĩa và lỗi chính tả có thể có.
  • So sánh kết quả của bạn với các công cụ nghiên cứu từ khóa. Thêm các từ khóa bị thiếu vào danh sách của bạn.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nhiều ứng dụng trong danh mục của bạn có thể đã hoạt động theo chiến lược ASO của họ và thêm các từ khóa có lưu lượng truy cập cao vào tiêu đề ứng dụng và phụ đề, điều này cũng có thể có lợi cho bạn.
  • Phân tích và ưu tiên các từ khóa bằng Công cụ ASO. Loại bỏ các từ khóa không có lưu lượng truy cập tiềm năng. Sau khi chốt lại danh sách thì đây chính là những từ khoá chính có thể xây dựng làm cơ sở chiến lược tối ưu hoá từ khoá. 

2. Giới hạn tên ứng dụng của bạn với các thương hiệu

Một số chủ sở hữu ứng dụng lầm tưởng rằng luôn giữ cho tên ứng dụng “sạch” và giới hạn nó trong tên thương hiệu là tốt cho ASO của ứng dụng. Nhưng ngay cả những thương hiệu được công nhận trên toàn cầu như Spotify cũng thêm các từ khóa chiến lược vào tiêu đề ứng dụng và phụ đề của họ. Cách tiếp cận này cho phép ứng dụng phát trực tuyến nhạc tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng hơn trên các cửa hàng ứng dụng với chi phí bằng không.

Khi tìm kiếm nhạc mới để thêm vào danh sách phát của họ, người dùng App Store rất có thể sẽ sử dụng một tìm kiếm như “Nhạc mới” và Spotify sẽ là kết quả đầu tiên của họ. 

Cách thức tạo tiêu đề ứng dụng

  • Thêm các từ khóa chiến lược nhất của bạn vào tiêu đề ứng dụng, vì nó được coi là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong ASO.
  • Sử dụng tất cả các ký tự có sẵn và cung cấp cho người dùng ý tưởng tốt hơn về ứng dụng của bạn. Cố gắng bao hàm càng nhiều ý trong tìm kiếm càng tốt.
  • Sử dụng các ngôn ngữ bổ sung. Trong App Store, bạn có thể tăng số lượng từ khóa mà ứng dụng của bạn xếp hạng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ bổ sung. Ví dụ: cả tiếng Anh – Mỹ và tiếng Tây Ban Nha – Mexico đều có thể được lập chỉ trong mục ở Hoa Kỳ.

3. Lặp lại các từ khóa chiến lược nhiều lần

Apple App Store khuyên bạn chỉ nên sử dụng mỗi từ khóa một lần trong dữ liệu ứng dụng của bạn. Việc sử dụng lặp lại các từ khóa sẽ không cải thiện cơ hội xếp hạng của bạn cho những từ khóa này nhưng có thể dễ dàng dẫn đến việc ứng dụng của bạn bị tạm ngưng hoặc bị cấm.

Mặt khác, việc lặp lại các từ khóa trong các phần khác nhau của dữ liệu sẽ tốt cho ASO ứng dụng trong Google Play. Tuy nhiên, hãy để ý đến số lần bạn sử dụng các từ khóa chiến lược của mình.

Việc nhồi nhét từ khóa trong ASO rất tiêu cực và Google có thể khiến google hạ xếp hạng tìm kiếm xuống. Có một số công cụ trên thị trường cho phép bạn kiểm tra mật độ từ khóa trong dữ liệu ứng dụng của mình.

4. Không khu vực hoá ứng dụng của bạn

Theo nghiên cứu của AppAnnie, các quốc gia có số lượt tải xuống ứng dụng cao nhất trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil và Nga. Làm ASO chỉ cho các thị trường nói tiếng Anh có nghĩa là bạn mất gần 90% người dùng ứng dụng tiềm năng của mình. Bên cạnh đó, bạn có nhiều cơ hội được Apple giới thiệu ở các quốc gia bạn nhắm mục tiêu nếu trang ứng dụng được ưu tiên khu vực hóa.

Những sai lầm cơ bản khi tối ưu hóa ứng dụng (App Store Optimization) mà bạn nên tránh
Khu vực hóa ứng dụng giúp tối ưu app tốt hơn

Đây là những gì khu vực hóa liên quan đến:

  • Tiêu đề ứng dụng, phụ đề và từ khóa
  • Ảnh chụp màn hình có chú thích và CTA
  • Mô tả ứng dụng – đầy đủ cho Google Play, phần hiển thị cho App Store

5. Đánh giá thấp tác động của biểu tượng ứng dụng đến lượt cài đặt

Một số chủ sở hữu ứng dụng và nhà tiếp thị trên thiết bị di động tin rằng việc chuyển đổi biểu trưng thương hiệu của họ sang kích thước biểu tượng ứng dụng là đủ để tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng. Nhưng trên thực tế, một logo thương hiệu trừu tượng hoặc thiết kế phức tạp với nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi nhấp vào ứng dụng của người dùng.

Biểu tượng vẫn là một yếu tố chuyển đổi tuyệt vời. Chỉ cần thay đổi biểu tượng ứng dụng của bạn có thể nâng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 20%.

Mẹo tạo biểu tượng ứng dụng hoàn hảo:

  • Sử dụng yếu tố đồ họa trung tâm mạnh mẽ mà mọi người có thể chú ý đến.
  • Đơn giản hóa thiết kế. Khi nói đến biểu tượng ứng dụng, đơn giản sẽ tốt hơn. Không sử dụng ảnh hoặc phông nền quá rối.
  • Thử nghiệm các hình dạng, màu sắc và hình nền biểu tượng khác nhau để xác định điều gì thu hút người dùng ứng dụng tiềm năng của bạn.
  • Giữ cho nó được cập nhật. Mỗi năm đều có một xu hướng thiết kế mới. Theo dõi những người dẫn đầu thị trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra xu hướng nào đang thịnh hành

6. Quá nhiều ảnh chụp màn hình và thông điệp tiếp thị

  Khi tìm hiểu ứng dụng nào đó, người dùng có nhiều khả năng tìm kiếm giải pháp khác nhau. Bằng cách xem qua ứng dụng với phần ảnh chụp màn hình, chủ sở hữu ứng dụng thường làm quá tải ảnh chụp màn hình với văn bản và tin nhắn tiếp thị. Người dùng ứng dụng thường không thích đọc, và đặc biệt là không thích văn bản nhỏ trên nền nhiều màu sắc.

Những sai lầm cơ bản khi tối ưu hóa ứng dụng (App Store Optimization) mà bạn nên tránh
Không nên để quá nhiều ảnh chụp màn hình 

Cách thức tạo ảnh chụp màn hình nổi bật

  • Làm cho thông điệp tiếp thị trên ảnh chụp màn hình của bạn đơn giản và đi vào trọng tâm. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng phông chữ và màu sắc bạn sử dụng dễ đọc trên màn hình thiết bị di động.
  • Hiển thị thông điệp mạnh nhất của bạn trên hai ảnh chụp màn hình đầu tiên. Hơn 70% khách truy cập trang ứng dụng của bạn sẽ không bao giờ cuộn qua thư viện ảnh chụp màn hình của bạn.
  • Không chỉ hiển thị giao diện ứng dụng. Tạo một câu chuyện hấp dẫn về trải nghiệm người dùng để truyền cảm hứng cho người dùng tải ứng dụng xuống. Sử dụng văn bản và đồ họa để nhấn mạnh giá trị bạn cung cấp.
  • Kiểm tra, kiểm tra, và kiểm tra. Ảnh chụp màn hình bạn chọn không phải lúc nào cũng hoạt động ngay lập tức. Thử nghiệm các nhóm ảnh chụp màn hình khác nhau để khám phá sự kết hợp hoạt động tốt nhất.
  • Kiểm tra các nguyên tắc. Apple App Store và Google Play có các yêu cầu về kích thước ứng dụng khác nhau cho các thiết bị khác nhau. Nếu bạn khớp một hình ảnh trên hai ảnh chụp màn hình dọc, hãy kiểm tra bản xem trước ứng dụng để nó khớp trên các thiết bị.

7. Bỏ qua các đánh giá thấp và tiêu cực

  Để lại các đánh giá tiêu cực chưa được trả lời là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà một ứng dụng có thể mắc phải. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị ứng dụng và tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức. Hơn nữa, xếp hạng trung bình thấp và các đánh giá tiêu cực có thể giết chết cơ hội được App Store và Google Play giới thiệu.

Cách thức để cải thiện xếp hạng và đánh giá ứng dụng

  • Kiểm tra xếp hạng và đánh giá ứng dụng thường xuyên. Một mẹo tiết kiệm thời gian tuyệt vời là sử dụng các dịch vụ như AppFollow để nhận đánh giá từ cả hai cửa hàng ở một nơi, phân tích và trả lời chúng ngay lập tức.
  • Trả lời các bài đánh giá nổi bật. Bài đánh giá nổi bật là những bài đánh giá đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên trang ứng dụng của bạn, vì vậy chúng có tác động mạnh nhất đến quyết định tải xuống ứng dụng của bạn.
  • Trả lời các bài đánh giá dài. Thực tế là một người dùng đã đầu tư rất nhiều thời gian để viết một bài đánh giá chi tiết đáng để bạn quan tâm. Ngay cả khi người dùng không phàn nàn, phản hồi của bạn sẽ khiến họ cảm thấy được đánh giá cao.
  • Thông báo cho người dùng khi sự cố họ báo cáo đã được khắc phục. Đừng ngần ngại yêu cầu họ cập nhật đánh giá và xếp hạng của họ sau khi vấn đề được giải quyết.
  • Sử dụng các yêu cầu xếp hạng trong ứng dụng. Công cụ này làm tăng cả đánh giá tích cực và tiêu cực, vì yêu cầu sẽ nhắc người dùng xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Do đó, thời gian là chìa khóa quan trọng khi thực hiện các yêu cầu xếp hạng trong ứng dụng với mục đích nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn. Thời điểm hoàn hảo để gửi yêu cầu xếp hạng là sau khi người dùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc vượt qua một cấp độ trò chơi.

Nếu bạn tránh được 7 sai lầm trên, bạn có thể tìm và sửa chữa những sai sót trong chiến lược ASO hiện tại của mình và có thể phát triển một cách tiếp cận mới sẽ cải thiện vị trí của bạn trong các cửa hàng ứng dụng và mang lại nhiều lượt cài đặt hơn.

Phương pháp ASO của GHD Media:

  • Bài bản trong quy trình

Không chỉ dừng lại ở việc nhận yêu cầu và chạy ASO - chúng tôi nghiên cứu, phân tích và tư vấn, cùng bạn tìm ra những giải pháp Digital Marketing thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp.

  • Tổng thể trong giải pháp

Lấy giá trị lâu dài làm nền tảng trọng tâm, GHD Media giúp bạn triển khai hệ thống Digital Marketing để tối ưu chi phí, phát triển doanh thu/lợi nhuận/thương hiệu doanh nghiệp một cách bền vững.

  • Minh bạch trong triển khai

GHD Media chỉ lựa chọn cách làm bài bản - nói không với thủ thuật, blackhat, bùng tiền, click ảo...

Tổng quan về gói dịch vụ ASO của GHD Media 

- Phân tích từ khóa: Nghiên cứu và phân tích lưu lượng từ khóa trên App Store và Google Play Store.

- Phân tích Tiêu đề & Phụ đề: Phân tích cấu trúc tiêu đề, sử dụng từ khóa trong tiêu đề và số liệu chuyển đổi.

 - Phân tích mô tả: Phân tích cấu trúc mô tả, sử dụng từ khóa trong mô tả và số liệu chuyển đổi.

 - Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích định vị đối thủ cạnh tranh, dữ liệu xếp hạng cửa hàng ứng dụng và nhắm mục tiêu người dùng cuối.

 - Đánh giá và cải thiện xếp hạng: Phân tích và cải thiện Từ khóa & Cụm từ bên trong đánh giá của người dùng trên App Store hoặc Google Play Store và cải thiện xếp hạng tổng thể.

- Triển khai backlink cho ứng dụng: Triển khai backlink cho ứng dụng qua các bài viết ở website, các bài viết về ứng dụng ở các fanpage, các group trên mạng xã hội.

- Tăng rate và reviews tích cực cho ứng dụng

Phân tích danh mục: Phân tích mức độ liên quan của danh mục trong App Store hoặc Google Play Store.

Phân tích biểu tượng: Phân tích biểu tượng ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.

Phân tích ảnh chụp màn hình: Phân tích ảnh chụp màn hình ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.

- Tối ưu hóa từ khóa & siêu dữ liệu: Chúng tôi cung cấp tối ưu hóa hoàn chỉnh và thường xuyên cho tất cả siêu dữ liệu của ứng dụng (từ khóa, tiêu đề, phụ đề, mô tả, v.v.) cho ứng dụng của bạn.

Chuyển đổi & Tối ưu hoá quảng cáo: Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiểm tra và tối ưu hoá quảng cáo của bạn (và toàn bộ trang ứng dụng của bạn) để đảm bảo trải nghiệm chuyển đổi tốt nhất cho người dùng cuối.

- Thử nghiệm A / B: Chúng tôi chạy thử nghiệm đa lượng biến trực tiếp với người dùng cuối để thu được phản hồi định tính và định lượng về các yếu tố quảng cáo và siêu dữ liệu.

----------------------

>>> Agency đăng ký nhận báo giá dịch vụ tăng Rate & Review + ASO TẠI ĐÂY

 >>> Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (chia sẻ miễn phí)

KẾT NỐI NGAY, ĐỂ CHÚNG TÔI HIỂU HƠN VỀ BẠN

Đăng ký sử dụng dịch vụ ASO trực tiếp tại đây 
Hoặc gọi điện thoại tới hotline 0865028001 (Ms Dũng) để được hướng dẫn.

 


( Thực hiện bởi: Hữu Dũng )
Khám phá dịch vụ
Tags: Aso ,