Nhiều doanh nghiệp mong muốn sở hữu 1 ứng dụng đã được áp dụng những phương pháp ASO đúng, để cải thiện khả năng hiển thị ứng dụng trong Appstore, Google Play.
Cùng tìm hiểu các kiến thức xúc tích và căn bản dễ hiểu nhất về ASO ngay dưới bài viết này nhé!
Những lợi ích của kỹ thuật ASO
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên các store việc tối ưu hoá App Store là điều bắt buộc nếu bạn muốn người dùng cài đặt và sử dụng sản phẩm. Việc tối ưu hoá ứng dụng là chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho ứng dụng và trò chơi trên thiết bị di động.
Dưới đây là những lợi ích khi chúng ta tối ưu hoá ứng dụng (App store Optimization):
-
Cải thiện thứ hạng trong App Store
Việc tối ưu hoá ứng dụng sẽ giúp cải thiện thứ hạng và tăng khả năng hiển thị đến với người dùng, ứng dụng của bạn sẽ được tải và cài đặt sử dụng. Sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta không tiến hành tối ưu hoá ứng dụng bởi vì một ứng dụng có hay đến đâu nhưng không có người sử dụng thì nó cũng trở nên vô nghĩa.
-
Tìm đến những người dùng phù hợp với ứng dụng của bạn
Tối ưu hoá ứng dụng thông qua các từ khoá liên quan giúp người dùng phù hợp đang thực sự cần những app như vậy.
-
Tăng lượt tải xuống ứng dụng không phải trả tiền theo cách bền vững
App Store Optimization tốt sẽ khiến các ứng dụng của bạn được cài đặt mà không phải trả bất kì khoản phí nào bởi khi người dùng tìm kiếm từ khoá liên quan thì sẽ tìm thấy các ứng dụng của bạn.
-
Cắt giảm chi phí chuyển đổi người dùng và tăng trưởng liên tục
Thay vì chi tiền cho quảng cáo, bạn có thể giảm chi phí chuyển đổi người dùng của mình bằng cách tập trung vào tăng trưởng không phải trả tiền với ASO. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định.
-
Tăng doanh thu ứng dụng và tỷ lệ chuyển đổi
Có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền từ ứng dụng của bạn. Điều này bao gồm quảng cáo trong ứng dụng, mua hàng trong ứng dụng và các mô hình đăng ký. Do đó, nhiều người trong số các bạn có thể quyết định chạy quảng cáo để mang lại nhiều người dùng hơn và do đó, tăng doanh thu. Nhưng nếu trang danh sách cửa hàng ứng dụng của bạn không chuyển đổi, có nghĩa là thuyết phục người dùng thực sự tải xuống ứng dụng của bạn, thì chi tiêu quảng cáo của bạn đã bị lãng phí. Hãy nhớ rằng, Tối ưu hóa App Store cũng liên quan đến Tối ưu hóa Tỷ lệ Chuyển đổi , thu hút mọi người nhấp qua và tải xuống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của Apple App Store & Google Play Store
Google Play và Apple App Store sử dụng các thuật toán phức tạp để sắp xếp kết quả tìm kiếm. Mặc dù không có thông tin chính xác, nhưng có thể suy ra các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của cửa hàng ứng dụng.
Các yếu tố xếp hạng của Apple App Store:
- Tên ứng dụng
- Từ khoá
- Phân loại
- Icon ứng dụng
- Ảnh chụp màn hình
- Ratings/Reviews
- Số lượng cài đặt
- Tốc độ tăng trưởng cài đặt
- Actvie Users
Các yếu tố xếp hạng cửa hàng Google Play:
- Tên ứng dụng
- Mô tả ứng dụng
- Phân loại
- Icon ứng dụng
- Ảnh chụp màn hình
- Ratings/Reviews
- Liên kết ngoài hoặc link G+
- Số lượng cài đặt
- Số lượng gỡ ứng dụng
- Tốc độ tăng trưởng cài đặt
- Active Users
Cách tối ưu cho ứng dụng một cách cơ bản và hiệu quả nhất
1. Tối ưu cho title và subtitle
Title của app không chỉ là thứ đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên danh sách kết quả tìm kiếm mà còn được sử dụng như là một yếu tố xếp hạng bởi cả 2 cửa hàng ứng dụng. Trên Apple App Store, subtitle của bạn còn giúp tạo ra thêm ngữ cảnh cho app và bổ sung thêm một số dữ kiện để minh họa rõ nét hơn.
Các keyword cần được sử dụng một cách cẩn thận ở đây. Yếu tố này có trọng số lớn nhất trong các yếu tố được dùng để xếp hạng, nhưng bạn cần phải kết hợp các từ khóa thật tự nhiên trong khi cân bằng với mục tiêu tạo ra một cái tên dễ nhớ và hấp dẫn.
Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra số ký tự (character count) cho các title của bạn. Apple App Store chỉ cho phép giới hạn tối đa 30 ký tự. Còn trên Google Play Store thì số ký tự sẽ là 50.
2. Tối ưu hóa phần Description
Google Play Store sử dụng phần miêu tả ngắn (short description) và dài (long description) của ứng dụng, trong khi App Store thì không. Dù vậy không có nghĩa là bạn không nên dành thời gian để viết nên đoạn mô tả hấp dẫn và thu hút cho các ứng dụng iOS!
Trên Google Play Store, description là một trong những phần chính của content được index và phân tích bởi thuật toán để xếp hạng cho ứng dụng. Vì thế, bạn cần sử dụng những từ khóa mà bạn muốn xếp hạng (đưa chúng vào trong nội dung) một cách có chiến lược.
Ngoài ra, nó còn giúp người dùng hiểu được ứng dụng của bạn là gì, những tính năng chính ra sao và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn muốn truyền tải.
Đoạn mô tả cho cả 2 cửa hàng ứng dụng Apple và Google đều có giới hạn ký tự ở mức 4,000 từ. Bấy nhiêu cũng đủ nhiều để trình bày về những tính năng quan trọng và lý do tại sao người ta nên tải về ứng dụng của bạn.
3. Sử dụng Keywords một cách hiệu quả
Các từ khóa đóng một vai trò to lớn đối với sự thành công của hoạt động ASO.
Trong khi Apple App Store cho phép bạn đưa vào đến 100 ký tự từ khóa trong phần keyword field (trường từ khóa), thì Google Play Store lại không có tính năng này. Thay vào đó, nó sẽ index các keyword nằm trong những thành phần content khác (mẹo nâng cao: hãy cố gắng đưa những keyword chính của mình vào trong phần description và title).
Trên cả 2 nền tảng này, bạn cần đảm bảo rằng mình đang lựa chọn các từ khóa cẩn thận và tập trung vào những truy vấn chính yếu mà những người tìm kiếm đang sử dụng. Để làm việc này một cách hiệu quả, chúng ta cần phải nghiên cứu từ khóa.
Hãy bắt đầu bằng việc xác định những xu hướng và tìm kiếm có lượng volume cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian phân tích tên app và đoạn description của đối thủ để xem những keyword nào họ đang nhắm đến, đây cũng là một khởi điểm tốt cho quá trình nghiên cứu của bạn.
4. Chọn đúng hình Screenshot và thêm vào một đoạn video preview
Một trong những việc khả thi nhất bạn có thể làm để tăng tỉ lệ CTR trên Apple App Store chính là chọn những phần hình ảnh thích hợp để thu hút sự chú ý. Những hình ảnh này hiển thị cả trên kết quả tìm kiếm ứng dụng và trong chính kết quả của ứng dụng đó trên iOS. Trên Google Play, chúng chỉ xuất hiện khi có ai đó click vào kết quả của bạn.
Đây là cơ hội để bạn giới thiệu về ứng dụng một cách trực quan trước cả khi người dùng nhấp vào nó để xem thêm. Và vì thế bạn nên tận dụng nó để tạo nên những hình ảnh thực sự nổi bật.
Apple App Store: Bạn có thể hiển thị 10 hình ảnh screenshot. Bạn nên sử dụng tất cả 10, chú ý tạo ra các kích cỡ hình ảnh phù hợp cho các loại thiết bị khác nhau.
Google Play Store: Bạn có thể sử dụng tối đa 8 hình ảnh.
5. Khuyến khích Review và Rating
Một phần quan trọng khi tối ưu hóa ứng dụng đó là khuyến khích người dùng để lại các lượt review và rating, nhất là khi cả 2 app store đều xem những ứng dụng được đánh giá cao hơn thì có sự liên quan và phù hợp nhiều hơn.
Nhờ người dùng để lại review từ ngay bên trong ứng dụng. Thời điểm thích hợp để làm việc này là sau một tiến trình nào đó mà người dùng vừa hoàn thành một hành động tích cực. Bạn có thể yếu cầu đánh giá sau khi người dùng đã hoàn thành một cấp độ, ứng dụng hoặc mua hàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý về tần suất yêu cầu đánh giá – với Apple App Store, thì bạn bị giới hạn tối đa 3 lần yêu cầu người dùng đánh giá trong 1 năm.
Cân nhắc đến việc kêu gọi review từ mạng lưới đối tượng hiện tại thông qua những kênh khác. Bạn có nghĩ đến việc sử dụng mạng xã hội để nâng cao độ nhận biết về ứng dụng của mình? Hay email marketing? Hãy nhờ người dùng (thường là những người hâm mộ trung thành) trên những kênh này để lại review về trải nghiệm của họ khi sử dụng app.
Sử dụng game hóa (gamification) như là một cách thức để “thưởng” cho các review. Nếu app của bạn tự làm được việc này, bạn có thể cung cấp các phần thưởng để thu được nhiều đánh giá hơn.
6. Tối đa hóa lượt tải về (Download)
Ứng dụng của bạn càng có nhiều lượt download, thì nó càng có khả năng được hiển thị nhiều hơn. Đó là thuật toán để ưu tiên cho những ứng dụng phổ biến.
Tầm quan trọng của việc gia tăng khả năng hiển thị là rõ ràng, nhưng bạn cũng cần chú ý nâng cao tỉ lệ cài đặt ứng dụng. Sau cùng thì, một ứng dụng được nhìn thấy nhiều nhưng không nhận được nhiều lượt cài đặt thì cũng sẽ sớm không còn được nhìn thấy nữa.
7. Phân tích và tối ưu
Khi bạn đã tối ưu hóa cho ứng dụng của mình, hãy bắt đầu tìm cách để có được nhiều lượt review và đánh giá, và đo lường xem lượt cài đặt có tăng lên hay không, quan trọng là cần phải phân tích các kết quả và tối ưu liên tục.
Hãy xem xét các cách thức để cải thiện tỉ lệ install rate, CTR và lượt download hiện tại. Đừng ngại việc hoán đổi các từ khóa và thử nghiệm các title, subtitle và đoạn subscription khác nhau. Cũng giống như SEO, bạn sẽ liên tục tinh chỉnh chiến lược của mình để xem những gì hiệu quả và mang lại kết quả mà bạn đang mong đợi. Cũng cần đảm bảo rằng những từ khóa bạn sử dụng luôn mới mẻ và cập nhật khi cần thiết, lưu ý cập nhật lại cả hình ảnh thiết kế và video nếu ứng dụng của bạn có sự thay đổi dần theo thời gian. Những sự điều chỉnh nhỏ thế này hoàn toàn có thể tạo nên sự thành công cho app của bạn.
Bất kỳ ai đã có một nền tảng kiến thức SEO vững chắc sẽ không gặp khó khăn khi áp dựng những kỹ năng của họ vào trong mảng ASO, miễn là những yếu tố xếp hạng đều được nắm rõ và tuân thủ quy trình triển khai do mỗi nền tảng đặt ra.
Phương pháp ASO của GHD Media:
- Bài bản trong quy trình
Không chỉ dừng lại ở việc nhận yêu cầu và chạy ASO - chúng tôi nghiên cứu, phân tích và tư vấn, cùng bạn tìm ra những giải pháp Digital Marketing thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Tổng thể trong giải pháp
Lấy giá trị lâu dài làm nền tảng trọng tâm, GHD Media giúp bạn triển khai hệ thống Digital Marketing để tối ưu chi phí, phát triển doanh thu/lợi nhuận/thương hiệu doanh nghiệp một cách bền vững.
- Minh bạch trong triển khai
GHD Media chỉ lựa chọn cách làm bài bản - nói không với thủ thuật, blackhat, bùng tiền, click ảo...
----------------------
Tổng quan về gói dịch vụ ASO của GHD Media
- Phân tích từ khóa: Nghiên cứu và phân tích lưu lượng từ khóa trên App Store và Google Play Store.
- Phân tích Tiêu đề & Phụ đề: Phân tích cấu trúc tiêu đề, sử dụng từ khóa trong tiêu đề và số liệu chuyển đổi.
- Phân tích mô tả: Phân tích cấu trúc mô tả, sử dụng từ khóa trong mô tả và số liệu chuyển đổi.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích định vị đối thủ cạnh tranh, dữ liệu xếp hạng cửa hàng ứng dụng và nhắm mục tiêu người dùng cuối.
- Đánh giá và cải thiện xếp hạng: Phân tích và cải thiện Từ khóa & Cụm từ bên trong đánh giá của người dùng trên App Store hoặc Google Play Store và cải thiện xếp hạng tổng thể.
- Triển khai backlink cho ứng dụng: Triển khai backlink cho ứng dụng qua các bài viết ở website, các bài viết về ứng dụng ở các fanpage, các group trên mạng xã hội.
- Tăng rate và reviews tích cực cho ứng dụng
- Phân tích danh mục: Phân tích mức độ liên quan của danh mục trong App Store hoặc Google Play Store.
- Phân tích biểu tượng: Phân tích biểu tượng ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.
- Phân tích ảnh chụp màn hình: Phân tích ảnh chụp màn hình ứng dụng, tập trung vào việc cải thiện nhấp qua & chuyển đổi.
- Tối ưu hóa từ khóa & siêu dữ liệu: Chúng tôi cung cấp tối ưu hóa hoàn chỉnh và thường xuyên cho tất cả siêu dữ liệu của ứng dụng (từ khóa, tiêu đề, phụ đề, mô tả, v.v.) cho ứng dụng của bạn.
- Chuyển đổi & Tối ưu hoá quảng cáo: Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiểm tra và tối ưu hoá quảng cáo của bạn (và toàn bộ trang ứng dụng của bạn) để đảm bảo trải nghiệm chuyển đổi tốt nhất cho người dùng cuối.
- Thử nghiệm A / B: Chúng tôi chạy thử nghiệm đa lượng biến trực tiếp với người dùng cuối để thu được phản hồi định tính và định lượng về các yếu tố quảng cáo và siêu dữ liệu.
KẾT NỐI NGAY, ĐỂ CHÚNG TÔI HIỂU HƠN VỀ BẠN
>>> Agency đăng ký nhận báo giá các dịch vụ tăng Rate & Review + ASO TẠI ĐÂY
>>> Để nhận thêm tài liệu về marketing, xin vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY (Lưu ý: Tài liệu sẽ được chia sẻ miễn phí)
Hoặc gọi điện thoại tới SĐT hoặc Zalo 0865028001 (Ms Dũng) để được tư vấn chi tiết nhất.