1. Link là gì?
Link là một liên kết có thể nhấp/ click vào trên trang web, điều hướng người dùng từ trang này sang một trang khác bất kỳ.
Dựa vào điểm đến của liên kết (điều hướng người dùng đến một trang trên cùng domain hay chuyển hướng đến một domain khác) mà đường link có thể chia làm: Link kết nối những trang trong cùng một website với nhau (Internal link) hoặc dẫn người dùng ra một trang của website khác (External Link).
Link được nhìn thấy với nhiều định dạng như text, hình ảnh, hoặc một đối tượng thông tin nào đó để điều hướng người dùng đi đến nơi mà nó muốn. Ở dưới con mắt người dùng chúng ta có thể phân tích được link được cấu tạo bởi 2 phần đó là phần Link và phần tử chứa đường link (Anchor text).
Đọc tiếp: Anchor text là gì? những loại Anchor text sử dụng phổ biến trong SEO
Ví dụ: nếu bạn nhấn vào đây thì bạn sẽ được dẫn đến trang “https://ghdmedia.com” đây được gọi là Link. Và chữ “vào đây” được gọi là Anchor text.
Vậy có bao nhiêu loại link chức năng và sức mạnh nó như thế nào, sử dụng nó ra sao để đạt được mục đích tốt? Hãy cùng GHD tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phân loại Link cơ bản
Xét theo tính nội bộ, trong một website có thể tồn tại 2 loại link là:
#1. External link
External link (Liên kết bên ngoài) là một thuật ngữ bao hàm tất cả các liên kết của website với những website khác bên ngoài.
Ví dụ: Kiểm tra tốc độ website
Khi click vào Link, bạn được dẫn ra Website https://developers.google.com/ với giao diện kiểm tra tốc độ trang. Đó chính là External Link
(External link điều hướng bạn sang trang khác hoặc web khác)
Như vậy, External link bao gồm cả Inbound link và Outbound link. Đây là những liên kết giúp trao đổi Link Juice với các website bên ngoài. Chúng rất quan trọng cho lưu lượng truy cập từ việc được giới thiệu (Referral Traffic) và SEO.
Xem thêm: Referral trafic là gì? 5 loại traffic quan trọng trong SEO?
Xét trong mối quan hệ với các Domain khác, External link được phân làm 2 loại Inbound link và Outbound Link
-
Inbound link hay còn gọi là backlink (Tạm dịch: Liên kết trả về) là một thuật ngữ SEO dùng để chỉ những liên kết được đặt từ những Domain khác trỏ về Domain chính.
-
Outbound link hay còn gọi là outlink (Tạm dịch: Liên kết ra ngoài) là khái niệm ngược lại với Backlink, dùng để chỉ những liên kết được đặt trên Domain chính và liên kết đến những Domain khác.
Các SEOer thường phải lựa chọn rất kỹ càng external link. Vì họ có cảm giác là nó sẽ làm hại đến trang web. Điển hình như:
-
Khách hàng click vào external link sẽ rời khỏi trang web và một đi không trở lại.
-
Các công cụ tìm kiếm sẽ phạt website của tôi nếu tôi liên kết tới “những trang web kèm chất lượng”.
-
Trỏ link tới những trang web có PageRank thấp hơn trang web của mình sẽ làm giảm chất lượng trang
-
….
Vậy tầm quan trọng của external link trong SEO là gì?
Các SEOers hàng đầu vẫn luôn tin rằng external link là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của website. Đơn giản vì 2 lý do chính:
External link thể hiện mức độ phổ biến của page
Traffic của một website thường được xem là một chỉ số khá “lộn xộn” và khó để các công cụ tìm kiếm đo lường chính xác. Trong khi đó, external link lại là một chỉ số ổn định và dễ đo lường hơn.
Thông thường số liệu traffic được ẩn trong nhật ký của máy chủ riêng. Trong khi các external link được hiển thị công khai và dễ dàng lưu trữ.
Cũng vì lý do này mà external link được xem là một số liệu tuyệt vời để xác minh mức độ phổ biến của page. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp chỉ số này với các chỉ số liên quan khác (vd như pagerank chẳng hạn). Điều này sẽ có thể giúp website bạn nhanh chóng xuất hiện trên kết quả truy vấn của người dùng.
Liên kết ngoài cung cấp nội dung có tính liên quan
Bạn phải hiểu rằng: Nếu nội dung không liên quan, bạn cũng chẳng dại gì liên kết đến nó. Trừ khi bạn đang cố tình spam link vì một mục đích nào đó.
Do vậy, khi link đến các trang liên quan. Bạn đang góp phần tạo ra một cộng đồng cung cấp kiến thức mang lại giá trị vô cùng to lớn trên Internet.
(Bạn nên tránh spam link dù với bất kì mục đích nào)
Giả sử bài viết của tôi đang đề cập đến “external link – liên kết ngoài” của SEO nhưng tôi lại đặt outbound link đến bài viết về “Hướng dẫn đi du lịch Thái Lan” thì external link của tôi chẳng mang chút giá trị nào.
Chắc chắn tôi sẽ muốn link đến các bài viết chất lượng cung cấp thêm giá trị liên quan đến “external link” cho bài viết này rồi.
Chèn link trích dẫn nguồn tham khảo cũng được xem là một cách bạn cung cấp thông tin liên quan đến cho người dùng.
Tuy nhiên hãy tránh chọn 8 loại link dưới đây để đặt External link:
-
Bất kì website nào lặp lại thông tin đã có trong bài viết.
-
Các trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng.
-
Các website chứa phần mềm độc hại, tệp độc hại. Đặc biệt là các web khai thác các nội dung bất hợp pháp.
-
Những liên kết chủ yếu nhằm quảng bá một website. Ví dụ như các trang gây quỹ cộng đồng, kiến nghị trực tuyến.
-
Những website riêng lẻ chủ yếu dùng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các website có số lượng quảng cáo lớn. Ví dụ: bài viết về điện thoại di động không nên liên kết đến các trang web chủ yếu quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của điện thoại di động.
-
Các website yêu cầu thanh toán hoặc đăng ký để xem nội dung có liên quan.
-
Các web không thể truy cập được với số lượng người dùng lớn. Ví dụ như những trang chỉ hoạt động với một trình duyệt cụ thể hoặc ở một quốc gia cụ thể.
-
Liên kết trực tiếp đến các tài liệu yêu cầu các ứng dụng hoặc plugin bên ngoài như Flash hoặc Java để xem content.
-
Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, các diễn đàn hay nhóm thảo luận như Yahoo!,…
-
Blog cá nhân và những người nổi tiếng cũng được liệt kê vào danh sách này.
-
Các trang web chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của bài viết. Các liên kết phải liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết. Không nên liên kết đến những website có thông tin về nhiều chủ đề.
-
Danh sách các links tới nhà sản xuất, nhà cung cấp hay khách hàng.
Lưu ý: Bạn cần cân nhắc, kiểm tra external link vào trang web của mình. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên trước những cơ hội mà nó mang đến. Và thứ hạng website bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu sử dụng tốt các external link.
#2. Internal link là gì?
Internal link(Liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Tất nhiên, điều hướng trang web, menu website (Website navigation) của bạn là một ví dụ về liên kết nội bộ. Nhưng internal link thường chỉ các liên kết trong nội dung trên các trang. Đây là dạng liên kết đóng vai trò chính trong việc điều hướng sức mạnh và khách truy cập của website.
Ví dụ: Cấu trúc Silo là một dạng Internal Link. Link đang điều hướng bạn đến bài chia sẻ về cấu trúc website khác nhưng nó vẫn nằm trong website. Đó là Internal link.
Xem thêm: Cấu trúc Silo là gì? Hiệu quả SEO từ cấu trúc silo?
Internal link là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa Onpage website, giúp người dùng ở lại website lâu hơn, cũng như cung cấp đúng những thông tin người dùng cần…
Liên kết nội bộ có thể được sử dụng để:
-
Điều hướng trang web dễ dàng hơn
-
Liên kết các trang của cùng một trang với nhau
-
Phân phối thứ hạng trang (link juice) của một trang xung quanh trang web
-
Giúp các công cụ tìm kiếm khám phá các trang quan trọng của một trang web
Khi đã xây dựng liên kết nội bộ tốt sẽ có tác dụng cho việc tạo nên cấu trúc site và phân bổ link juice. Vì lý do đó, internal link có phần quan trọng với SEO.
Như bạn thấy trong sơ đồ bên trên (Internal Link tốt), trang chủ liên kết đến các trang quan trọng nhất của trang web và sau đó mỗi trang liên kết đến các trang khác tạo ra một trang web nhỏ.
SEOer học theo cách làm việc của công cụ tìm kiếm, đó là trong quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, họ bắt đầu thu thập thông tin trang web từ trang chủ và sau đó theo bất kỳ liên kết nào để khám phá và lập chỉ mục nhiều trang hơn từ cùng một trang web.
Internal link giúp người làm SEO rất nhiều trong quá trình này bằng cách chỉ định vị trí cho các trình thu thập thông tin biết các trang nào là quan trọng đối với trang web.
Nếu bạn nhìn vào phần internal link xấu của biểu đồ (ở bên phải), một khi các công cụ tìm kiếm truy cập vào trang chủ, họ sẽ truy cập trang A, và sau đó đi ra.
Công việc của bạn làm SEO là tạo ra một cấu trúc trang web thân thiện và sử dụng liên kết nội bộ để hướng dẫn cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng đến những trang có giá trị nhất trong trang web của bạn.
Lưu ý: Liên kết nội bộ chỉ có lợi cho một trang web khi làm cho trải nghiệm người dùng trở nên tốt hơn và thú vị hơn. Người dùng vui vẻ sẽ ở lại trang lâu hơn (và do đó giảm tỷ lệ thoát) và họ cũng sẽ ghé thăm nhiều trang hơn trong cùng một trang web trước khi họ rời khỏi.
Hy vọng với những kiến thức cơ bản ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về link là gì, Vai trò của các loại link trong việc seo website lên top google. Tuy nhiên vấn đề là bạn cần phải làm nhiều bạn mới rút ra được kinh nghiệm cho bản thân được. Đã làm seo là phải trải nghiệm và từ đó bạn mới phát triển được.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn GHD Media - Tổng hợp