Traffic là một thuật ngữ rất hay được sử dụng trong các báo cáo dự án SEO nói riêng và trong Marketing Online nói chung. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc SEO, và đóng một vai trò quan trọng trong việc xếp hạng website. Vậy Traffic là gì và nhữngTraffic nào có ảnh hưởng chính đến SEO ? Hai câu hỏi này cũng như những vấn đề liên quan xoay quanh traffic sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.
1. Traffic là gì?
Traffic là một thuật ngữ được dùng để hình ảnh hóa việc truy cập qua lại giữa các trang web của người dùng mạng. Trong báo cáo SEO, traffic được sử dụng với nghĩa là lưu lượng truy cập, với mục tiêu cho người đọc biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website. Mỗi loại trang web khác nhau thì thường sẽ có lưu lượng truy cập trung bình khác nhau. Thông thường, các trang web thông tin, thương mại điện tử sẽ có lưu lượng truy cập nhiều hơn các trang khác.
Traffic được tính cho toàn site và giá trị của traffic sẽ tăng lên cứ mỗi khi có một người dùng từ các website khác truy cập vào một trang bất kỳ trong site. Như vậy, chúng ta có thể coi traffic của một website chính bằng tổng số phiên truy cập của website đó (Sessions). Gia tăng traffic cũng là mục tiêu mà rất nhiều nhà đầu tư SEO hướng tới, đặc biệt là những người đang quản trị website tin tức.
2. "Traffic tiềm năng" - thuật ngữ quan trọng của SEOer
Traffic tiềm năng là lượng traffic ước tính mà một từ khóa có thể mang lại cho website của bạn. Với mỗi từ khóa khác nhau thì lượng traffic web mà chúng mang lại cũng khác nhau.
Các SEOer sau khi nhận từ khóa "keyword" bất kỳ đều sẽ đặt mục tiêu từ khóa sẽ đem về cho trang bao nhiêu traffic. Hầu hết công việc ước tính này được thực hiện trước khi bắt đầu công việc SEO.
Thuật ngữ "Traffic tiềm năng" được coi là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện trình độ và kinh nghiệm của người làm SEO. Chỉ số này cũng là thứ mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được trong chiến dịch marketing của mình.
Quy trình tính lưu lượng traffic tiềm năng cho một từ khóa được thực hiện bằng 2 bước
Bước 1: Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa cần SEO
Nếu như bạn không có điều kiện để sử dụng công cụ kiểm tra chuyên dụng như Keyword Explorer của Ahref thì bạn hoàn toàn có thể kiểm tra thông số này thông qua công cụ Keyword Tool của Google Analytics hoàn toàn miễn phí.
Đọc thêm: Hướng dẫn phân tích và lập bộ từ khóa cho website
Lưu ý: sử dụng 2 dấu “...” để có thể tìm kiếm lưu lượng của 1 từ khóa chính xác.
Thông qua bước này, bạn có thể xem được Volum - lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa
Bước 2: Xác định vị trí của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm đối với từ khóa cần kiểm tra
Sau khi đã tìm ra lưu lượng tìm kiếm trung bình tháng, bạn cần tính được tỷ lệ người dùng tìm kiếm từ khóa đó nhấp vào website thông qua bảng xếp hạng tìm kiếm.
Bằng cách xác định thứ hạng của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm đối với từ khóa chính xác đó. Thông thường, sẽ có khoảng 52% người dùng click vào vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng, 33% với vị trí thứ 2,…
Sau đó, lấy tỷ lệ chúng ta vừa tìm được nhân với số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng để có giá trị traffic tiềm năng đối với một từ khóa.
Lưu ý: Đây chỉ là traffic ước tính nên mọi kết quả chỉ dừng lại ở việc ước tính thôi nhé.
3. 5 loại traffic quan trọng trong SEO website
1. Organic Search Traffic (truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên)
Organic Search Traffic là lượng người dùng truy cập vào website từ bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.
Để cải thiện khả năng hiển thị của website trên trang kết quả tìm kiếm, bạn cần tối ưu hóa các trang riêng lẻ và toàn bộ web thông qua các bước:
- Nghiên cứu từ khóa SEO
- Tối ưu các trang hiện có
- Bổ sung các bài viết blog chất lượng cao
- Marketing rộng rãi trên đa kênh
Đây là một quá trình dài, cần rất nhiều công sức nhưng nó sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời và lâu dài cho doanh nghiệp.
2. Direct Traffic (lượng truy cập trực tiếp vào trang web)
Direct Traffic chỉ lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website và không thông qua các website trung gian nào khác. Như vậy, người dùng truy cập vào website của bạn bằng cách gõ trực tiếp URL trên thanh địa chỉ hay nhấp vào đánh dấu trang đã lưu trước đó mà không thông qua bất kì kênh nào khác.
Direct Traffic chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số chuyển đổi nhưng lại vô cùng quan trọng vì chỉ số này thể hiện:
- Mức độ trung thành
- Mức độ nhận thức thưong hiệu
- Mức độ tín nhiệm
Chính bởi những đặc trưng đó mà để tăng Direct traffic cần rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc trên cả 2 kênh online và offline.
3. Referral Traffic (lượng truy cập qua các trang giới thiệu)
Referral Traffic là lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website, thông qua một Backlink hoặc quảng cáo của website có đặt trên các trang đó. Các trang được đặt Backlink lúc này đóng vai trò như một trang giới thiệu cho website.
Ví dụ: Khi bạn đăng tải thông tin bán bộ bàn ghế văn phòng lên Shopee kèm theo mô tả chi tiết sản phẩm và liên kết đến trang web của bạn. Mỗi lần có khách hàng nhấp vào link đó đến trang của bạn sẽ được tính là một Referral Traffic.
Referal trafic được xem như một backlink có độ tùy biến cao, bạn có thể thêm vào các bài viết, các bình luận, trong cuộc thảo luận theo chủ đề, chữ ký người dùng, email,....
Lưu ý: Không nên spam liên tục backlink của website. Nếu thấy lưu lượng Backlink tăng bất thường hoặc nội dung không phù hợp thì rất có thể bạn sắp phải chịu phạt từ các công cụ tìm kiếm.
4. Social Traffic (lượng truy cập qua các trang mạng xã hội)
Social Traffic là lượng truy cập của người dùng chuyển đến từ các trang mạng xã hội, thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội như Google+ ,Facebook, Twitter,…
Lưu lượng traffic phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp và mức độ tương tác trên các trang mạng xã hội.
5. Paid Traffic (Lượng truy cập qua các kênh trả phí)
Paid Traffic (truy cập đến từ PPC hay Paid Search) bao gồm việc khách hàng truy cập đến trang web của bạn từ bất kì loại quảng cáo online có trả phí nào.
Ví dụ: Google AdWords, quảng cáo trên Facebook, quảng cáo Youtube …
Khi bạn thu hút khách hàng truy cập thông qua paid search thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lưu lượng của họ bằng nhiều thông số khác nhau.
Nhược điểm lớn nhất của nó là khá tốn kém. Đặc biệt là trong các ngành như thương mại, khi bạn hết tiền khả năng chuyển đổi cũng sẽ biến mất.
Bạn có thể thấy các quảng cáo trên Google sẽ trông như thế này:
Còn đây là vị trí hiển thị quảng cáo trên Facebook:
Vị trí quảng cáo trên Youtube:
3. Traffic là yếu tố quyết định sự thành công của website doanh nghiệp:
Những trang web có số lượng lớn traffic, ổn định hàng ngày sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm mà không cần tác động nhiều bởi các yếu tố khác. Tuy nhiên, để có số lượng lớn traffic và duy trì đều cho website không hề dễ.
Trong một vài trường hợp, các SEOer vì muốn tăng traffic nhanh đã sử dụng những thủ thuật Black Hat không hợp pháp. Điều này không chỉ khiến cho trang web của bạn mất uy tín trong mắt khách hàng mà con khiến trang web của bạn tụt khỏi kết quả tìm kiếm, thậm chí bị loại khỏi danh sách kết quả.
Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi website bị đối thủ chơi xấu
Nếu một trang web có nhiều truy cập, tương đương với traffic nhiều đồng nghĩa với việc trang web của bạn uy tín, cung cấp nhiều nội dung chất lượng. Điều này không chỉ là yếu tố giúp Google đánh giá cao thứ hạng của bạn mà còn khẳng định với người dùng rằng website của bạn là uy tín hơn đối thủ.
Traffic là yếu tố người dùng truy cập, muốn có truy cập nhiều đòi hỏi các SEOer phải cung cấp thường xuyên được content chất lượng phù hợp với tâm lý người sử dụng. Nếu trang web của bạn chứa nhiều nội dung hay, chất lượng và ý nghĩa thì người dùng sẽ tìm đến trang của bạn thường xuyên và điều đương nhiên lượng traffic cũng sẽ tăng theo.
Tóm lại, tăng traffic truy cập website sẽ:
- Là một tiêu chí xếp hạng website trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm
- Giúp gia tăng lượng người dùng mới, gia tăng chuyển đổi
- Góp phần xây dựng độ uy tín của website (Domain authority)
- Gia tăng độ phổ biến của website
- Hiểu rõ hơn về tình trạng của website & doanh nghiệp bạn
4. 3 cách tối ưu lưu lượng Traffic vào website an toàn, ổn định
#1 - SEO (Search Engine Optimization)
Các công cụ tìm kiếm là một nguồn dẫn traffic rất tốt đến website của bạn. Nếu website xếp hạng càng cao trên các công cụ tìm kiếm, lượng traffic tự nhiên vào website của bạn cũng sẽ càng tăng.
Vậy làm thế nào để bạn xuất hiện ở các vị trí top trên kết quả tìm kiếm? Câu trả lời chính xác nhất ở đây chính là SEO (Search Engine Optimization).
Để hiểu cơ bản SEO là gì, đọc thêm các kiến thức nhập môn về SEO
Đây là cách làm mất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả mà SEO mang lại luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao. SEO web giúp trang web duy trì thứ hạng cao ổn định trong thời gian dài, chú trọng xây dựng cấu trúc và nội dung của website tốt để tối ưu tốc độ các công cụ tìm kiếm.
Quy trình SEO thường gồm 3 nội dung chính là:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu Onpage SEO
- Tối ưu Off-page SEO
#2 - Google Adwords
Là một trong những nguồn Paid Traffic (Lượng truy cập qua các kênh trả phí) hiệu quả và tương thích với website cao nhất. Quảng cáo Google là một công cụ tuyệt vời tăng traffic chất lượng cao vào website. Nhưng có một nhược điểm là nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và cần đầu tư rất nhiều ngân sách mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Hãy kết hợp triển khai SEO và sử dụng quảng cáo Google Adwords. Phương pháp này có thể giúp website bạn nhanh chóng tăng trưởng traffic, xuất hiện trên top Google và duy trì thứ hạng ổn định trong thời gian dài.
#3 - Social Marketing - Social traffic uy tín cho website
Các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, … là một nền tảng quan trọng giúp bạn tăng traffic chất lượng.
Đây là một kênh truyền thông trực tiếp độc đáo để bạn vừa đạt mục đích tăng Backlink, tăng lưu lượng truy cập vừa có thể tương tác với các khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên và thân thiện nhất. Và đây cũng là lý do tại sao rất nhiều thương hiệu luôn củng cố và phát triển các trang mạng xã hội khác song hành cùng website.
Xem thêm: Phương pháp thu về triệu Like hiệu quả trên Facebook
Lời kết:
Tuy rằng có rất nhiều cách để phát triển traffic của website nhưng bạn nên chú ý phân tích hiệu quả các phuơng pháp này để tối ưu thời gian, công sức, và tiền bạc của mình; Sau khi hoàn thành kế hoạch, bạn nên bỏ thời gian ra làm công tác thống kê để xác định:
- Kênh nào phù hợp với nhóm đối tượng nào?
- Nguồn traffic chủ yếu đến từ đâu, thời điểm nào?
- Từ khóa nào đang mang lại nhiều traffic cho bạn?
Việc lưu giữ và phân tích số liệu traffic không chỉ mang lại cho bạn những ý tưởng cải thiện không ngờ mà còn giúp bạn gần gũi thêm với khách hàng, hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Đó mới là mục tiêu cốt lõi của việc phát triển bền vững.
Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!