"Khám phá Xu hướng Mobile Marketing trong Kỷ Nguyên 5.0: Định hình Tương lai của Chiến lược Tiếp thị Di động" Trong thời đại Kỷ Nguyên 5.0, tiếp thị di động đ
Xu hướng mobile marketing trong kỷ nguyên 5.0

"Khám phá Xu hướng Mobile Marketing trong Kỷ Nguyên 5.0: Định hình Tương lai của Chiến lược Tiếp thị Di động"

Trong thời đại Kỷ Nguyên 5.0, tiếp thị di động đang trở thành trung tâm của chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng sức mạnh của thiết bị di động và các nền tảng kỹ thuật số tiên tiến, các nhà tiếp thị có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả chưa từng có. Tuy nhiên, để thành công trong môi trường đầy cạnh tranh này, cần phải hiểu rõ về các xu hướng đang thay đổi nhanh chóng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những xu hướng quan trọng nhất trong lĩnh vực mobile marketing, từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đến việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên di động và cách áp dụng chúng vào chiến lược tiếp thị của bạn để định hình thành công trong tương lai.

1. Marketing 5.0 là gì ?

Marketing 5.0 là một khái niệm mới trong ngành tiếp thị, đánh dấu bước “chuyển mình” của các phương thức tiếp thị truyền thống sang hình thức tiếp thị mới đa chiều và giàu tính tương tác, với việc tập trung nhiều vào giá trị cũng như trải nghiệm của khách hàng.

Trước khi đi sâu hơn về khái niệm của Marketing 5.0, các doanh nghiệp có thể điểm lại từng thời kì và giai đoạn phát triển trước đó:

  • Marketing 1.0 là Marketing lấy sản phẩm làm trung tâm
  • Marketing 2.0 là Marketing hướng tới người tiêu dùng
  • Marketing 3.0 là Marketing dựa trên giá trị. Trọng tâm chính vào một người – chuyển từ định hướng người tiêu dùng sang định hướng con người và khi việc theo đuổi thuận lợi được kết hợp với trách nhiệm của công ty
  • Marketing 4.0 là sự chuyển dịch từ truyền thống sang kỹ thuật số - phương pháp kết hợp tương tác trực tuyến và ngoại tuyến giữa công ty và người tiêu dùng

Về khái niệm này, cha đẻ của ngành Marketing hiện đại – giáo sư Philip Kotler đã nhận định như sau: “Marketing 5.0 là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để định hình lại phương thức giao tiếp, tiếp cận và tương tác nhằm nâng cao giá trị trong từng hành trình trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt và đưa ra các giải pháp về mặt công nghệ nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong từng chiến lược tiếp thị”.

Cho đến thời điểm hiện tại Marketing 5.0 đã thừa hưởng các kỹ thuật của Marketing 4.0 nhưng ứng dụng thêm nhiều công nghệ mới như AI – trí tuệ nhân tạo hoặc các kỹ thuật Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) vào các chiến lược của mình. Ngoài ra, còn có các công nghệ cảm biến và Internet kết nối vạn vật (Internet of Thing – IoT) nhằm tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng hơn.

2. Sự ra đời của Marketing 5.0

Được hình thành và phát triển trong thời điểm nền kinh tế đối mặt với sự khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Rất khó để chúng ta có thể nhận định, xác định được rõ nhất thời điểm xuất hiện của Marketing 5.0. Tuy nhiên, hai thời điểm trên chính là hai yếu tố đã tác động và thúc đẩy quá trình phát triển cho Marketing 5.0 nhanh và mạnh mẽ hơn trong đời sống hiện tại.

Việc xuất hiện Covid-19 đã góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành của khái niệm này. Khi trong khoảng thời gian xã hội bị giãn cách; các chỉ thị quốc gia hạn chế tiếp xúc khiến khách hàng buộc phải thay đổi thói quen mua hàng hóa. Hàng loạt các hoạt động mua bán truyền thống bị gián đoạn, giãn cách kéo dài,… Trước thực tế đó, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh bằng cách “khai thác mạng đa kênh trực tuyến”. Người tiêu dùng dần chuyển mình qua mua sắm online nhiều hơn. Lúc này đây, công nghệ và mạng xã hội lại trở thành những nhân tố nắm vai trò chủ chốt để tiếp tục vận hành xã hội, nối liền giao thương.

Qua đó, ta có thể dễ dàng thấy sự bùng nổ của công nghệ số là một trong những nguyên nhân chính “kích thích” sự ra đời của Marketing 5.0. Chỉ trong ít năm chúng ta đã được chứng kiến sự thay đổi bất ngờ của giới khoa học kỹ thuật. Rất nhiều công nghệ mới ra đời như trí tuệ nhân tạo (AI); thực tế tăng cường (AR); IoT: blockchain,... Bên cạnh đó là sự thay đổi về mặt hành vi của người tiêu dùng. Tất cả đã góp phần tạo nên “áp lực” đối với các doanh nghiệp. Họ buộc phải thay đổi hình thức tiếp thị mới để có thể tiếp cận với khách hàng của mình theo cách lý tường nhất.

3. Khám phá xu hướng phát triển của Marketing 5.0 trong thời đại công nghệ số

Sự thay đổi theo một xu hướng mới là điều dễ hiểu khi nhu cầu và xã hội đều có những thay đổi nhất định, nhất là khi bối cảnh toàn cầu số đang có sự phân chia khắc nghiệt khi doanh nghiệp lấn sâu vào thị trường. Trong thời điểm hiện tại, những doanh nghiệp càng chậm trong cải tiến đổi mới số hóa, càng đồng nghĩa với việc bị bỏ lại vì lạc hậu so với thị trường. Do đó mà doanh nghiệp buộc phải phản ứng với vấn đề nguy cơ trước mắt như một lẽ tự nhiên.

Do vậy, việc hướng tới mối quan hệ giữa máy móc và con người chính là trọng tâm của xu thế marketing 5.0. Khi đó, môi trường tài nguyên sẽ được chia đều cho các bên để phát huy tối đa ưu thế của mình. Từ đó thúc đẩy mang lại hiệu quả chung cho chiến lược tiếp thị. Một lẽ dễ hiểu bởi, con người thì không thể nhanh nhẹn và chuẩn xác như máy móc; điều này dễ gây ra các sai sót không đáng có. Tuy nhiên cảm xúc và suy nghĩ là điều máy móc không thể thay thể con người.

Marketing 5.0 được cho là hoạt động dựa trên 3 nền tảng chính là dự đoán hiệu suất, căn cứ vào tình huống hiện tại và ứng dụng của công nghệ thực tế ảo. Từ đó, người ta dự đoán Marketing 5.0 sẽ phát triển dựa trên 5 xu hướng trọng tâm như sau:

3.1. Agile Marketing (Tiếp thị linh hoạt)

Tiếp thị linh hoạt dựa trên việc áp dụng mô hình đội nhóm phi tập trung và liên kết chức năng Agile để lên ý tưởng, thiết kế, phát triển và xác thực sản phẩm cung như các chiến dịch tiếp thị một cách nhanh chóng. Đồng nghĩa, doanh nghiệp cần phải liên tục phối hợp với các phòng ban, nhân sự chuyên trách để nắm bắt các thông tin nhanh và chính xác nhất. Từ đó đưa ra các phương án thay đổi phù hợp, thích nghi với sự biến động của thị trường và hành vi khách hàng.

Thay vì sáng tạo và nghiên cứu sản phẩm hoặc chiến dịch ngay từ đầu; doanh nghiệp có thể  xây dựng trên nền tảng mã nguồn; từ đó tận dụng sự sáng tạo để đẩy nhanh tiến độ khi tiếp cận đối tượng. Đôi khi, cách này không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ từ công nghệ mà còn cần sự thông minh và nhanh nhạy.

3.2. Data-driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu)

Tiếp thị dựa trên dữ liệu là hoạt động doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện nhằm thúc đẩy và tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị của mình cũng như để đưa ra các chiến lược tiếp thị mới thông minh và toàn diện hơn. Từ những dữ liệu phân tích, doanh nghiệp có thể nhắm chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Tiêp thị dựa trên dữ liệu là hoạt động doanh nghiệp cần xây dựng trên hệ thống dữ liệu toàn diện
Tiêp thị dựa trên dữ liệu là hoạt động doanh nghiệp cần xây dựng trên hệ thống dữ liệu toàn diện (Nguồn: Internet)

Dựa trên các dữ liệu big data đó, nhà tiếp thị có thể đánh đá và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Trên mọi điểm chạm của khách hàng như giao dịch, câu hỏi, email đều được lưu trữ lại. Hơn nữa mọi hoạt động của khách hàng trên internet cũng đều được ghi lại giúp người dùng dễ dàng truy vết. Với nguồn dữ liệu khách hàng phong phú, bỏ qua mối quan tâm về quyền riêng tư; cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp thị ở cấp độ cá nhân hóa trên quy mô lớn.

3.3. Predictive Marketing (Tiếp thị dựa trên dự đoán)

Cùng với việc tổng hợp thông tin, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và sử dụng các phân tích dự đoán, kết hợp với các yếu tố công nghệ để đưa ra dự đoán, kết hợp với các yếu tố công nghệ để đưa ra dự đoán chính xác nhất hiệu quả hoạt động tiếp thị trước khi triển khai. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc xây dựng các kế hoạch dự phòng, dự đoán được phản ứng của thị trường để có hướng thay đổi phù hợp nhất

Cùng với việc tổng hợp thông tin, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và sử dụng các phân tích dự đoán
Cùng với việc tổng hợp thông tin, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và sử dụng các phân tích dự đoán (Nguồn: Internet)

Mô hình này giúp nỗ lực tìm hiểu những hoạt động nên và không nên. Nhằm đoán đúng mục tiêu từ việc khám phá các xu hướng. Nó cũng cho phép người làm tiếp thị biết trước “những đường cong” có thể gặp phải. Từ đó có thể tránh những rủi ro không đáng có

Hiện nay, tiếp thị dự đoán thường được ứng dụng phổ biến trên các kênh bán lẻ như Amazon, Shopee,… hay các kênh dịch vụ như Youtube, Tinder, Tik Tok,… Cụ thể, máy học sẽ phân tích các dữ liệu tìm kiếm trong quá khứ và đề xuất các sản phẩm hoặc nội dung phù hợp đến khách hàng hoặc người xem khi sử dụng ứng dụng.

3.4. Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh)

Tiếp thị theo ngữ cảnh là hoạt động nhằm xác định, lập hồ sơ nghiên cứ, cũng như đem lại cho khách hàng những tương tác được cá nhân hóa bằng cách sử dụng các cảm biến và giao diện công nghệ số trong không gian vật lý - một trải nghiệm mới về kỹ thuật số theo ngữ cảnh. Chẳng hạn trang đích được cá nhân hóa theo trải nghiệm người dùng; quảng cáo nội dung tùy chỉnh và liên quan.

Ngày nay khi thiết bị cảm biến và internet được tích hợp trên mọi thiết bị; điều này cho phép doanh nghiệp đưa vào các điểm chạm các ngữ cảnh tùy ý theo không gian vật lý. Từ đó giúp cân bằng các điểm truyền thông đồng thời tối ưu hóa liền mạch trải nghiệm. Cảm biến cũng cho phép xác định đối tượng đến cửa hàng và cá nhân hóa các giải pháp.

Tiếp thị theo ngữ cảnh là hoạt động nhằm xác định, lập hồ sơ nghiên cứu
Tiếp thị theo ngữ cảnh là hoạt động nhằm xác định, lập hồ sơ nghiên cứu (Nguồn: Internet)

Disney đã thử nghiệm tính năng phát hiện cảm xúc bằng cách lắp đặt camera trong các rạp chiếu phim của hãng. Việc này giúp theo dõi biểu cảm khuôn mặt của khách hàng trong suốt bộ phim, từ đó có thể biết mức độ thích thú của khách hàng đối với mỗi cảnh phim. Điều này giúp Disney nâng cao chất lượng sản phẩm trong các dự án tương lai.

Thông qua sự trợ giúp của công nghệ, các marketer có thể nghiên cứu chính xác hành vi khách hàng và xây dựng nên những chiến lược tiếp thị mang tính cá nhân hóa phù hợp với từng đối tượng, từng nhóm cụ thể.

3.5. Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường)

Tiếp thị tăng cường là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao năng suất của nhà tiếp thị tiếp xúc với khách hàng bằng những công nghệ bắt chước con người như Chat GPT, trợ lý ảo hay thực tế tăng cường…

Thay vì bị cuốn vào các cuộc tranh luận giữa con người và máy móc, nhà tiếp thị có thể tập trung vào việc tối ưu hóa; tập trung cộng sinh để tối ưu hóa giữa chính con người và máy móc, công nghệ.

Tiếp thị tăng cường là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao năng suất của nhà tiếp thị tiếp xúc với khách hàng
Tiếp thị tăng cường là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao năng suất của nhà tiếp thị tiếp xúc với khách hàng (Nguồn: Internet)

Khi đó AI cùng với NLP có thể tối ưu hóa hiệu suất của hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thông qua việc đảm nhiệm các nhiệm vụ giá trị thấp; trao quyền cho nhân sự để kiểm soát và điều chỉnh cách tiếp cận. Chatbot có thể thay con người xử lý dữ liệu; và trả lời những cuộc trò chuyện đơn giản với sự phản hồi tức thì. Do đó mà nhà tiếp thị có thể tối ưu hóa công việc cấp cao tương tác với xã hội khi họ mong muốn.

4. Những thách thức trong kỷ nguyên Marketing 5.0

4.1. Khoảng cách thế hệ trong Marketing 5.0

Ngày nay, tồn tại 5 thế hệ gồm thế hệ 1946-1964; thế hệ X (1965-1980), Y (1981-1996), Z (1997-2009) và Alpha (2010-2025). Với từng thế hệ sẽ có những hình thức tiếp thị khác nhau, phù hợp với từng thời gian. Nếu thế hệ B và X hầu như tiếp cận với marketing 1.0 và 2.0; thì khi đó thế hệ gen Z và Alpha đã tiếp xúc với nền tảng công nghệ từ sớm và phương thức Marketing 4.0.

4.2. Phân hóa giàu nghèo

Sự phân hóa trong mọi mặt cuộc sống là thách thức mà nhà tiếp thị thời đại mới phải đối mặt. Từ sự phân hóa trong công việc đến sự phân hóa trong tư tưởng, lối sống và nhận thức. Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ khoảng cách giữa các tầng lớp khi thị trường kinh tế đi càng xa. Khi đó, việc định vị thương hiệu và xác định thị trường mục tiêu là điều mà doanh nghiệp cần làm. Khiến thị trường hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn, cơ hội tăng trưởng hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái và sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh.

4.3. Khoảng cách số

Khoảng cách số là sự chênh lệch giữa sự phát triển các nền tảng công nghệ và kỹ thuật số tại những nơi khác nhau. Khi công nghệ càng phát triển, máy móc hiện đại mô phỏng con người như robot, AI. Đặt ra câu hỏi về tương lai sẽ ra sao khi máy móc thống trị loài người?

Ngày nay, mặc dù internet phát triển, tuy nhiên nhiều nơi tại quốc gia phát triển đó vẫn chưa được tiếp cận. Bên cạnh đó, nỗi lo về tương lai bị máy móc chi phối cũng đang được đặt ra. Đó là những thách thức đòi hỏi nhà tiếp thị sẽ phải có những hướng đi hợp lý và hiệu quả nhất.

5. Tạm kết

Marketing 5.0 trong kỷ nguyên số đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và hiệu quả của Marketing. Từ đó mang lại trải nghiệm cá nhân hóa tốt nhất cho khách hàng. Điều doanh nghiệp cần làm là học cách phát triển để thích ứng kịp thời với các thay đổi của công nghệ số.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ của GHD Media, bạn hãy click vào đây nhé! Hoặc có nhu cầu tư vấn chiến lược marketing tổng thể, mời bạn liên hệ với chúng tôi:

  • Mrs Hoan Lê
  • Điện thoại/Zalo: 0382922.228
  • Email: HoanLT@ghdc.vn

( Thực hiện bởi: Vy Anh )
Khám phá dịch vụ