- E-A-T Là gì? 3 yếu tố cốt lõi của SEO?
- Tối ưu SEO WordPress toàn diện với 6 plug-in hoàn toàn miễn phí!
- Link Juice là gì? Cách hoạt động của Link Juice trong SEO?
- SEO Onpage là gì? 08 lỗi kỹ thuật cơ bản khi làm SEO Onpage?
- SEO Offpage là gì? 7 lỗi khiến SEO Offpage không hiệu quả?
- Cấu trúc viết bài content chuẩn SEO 2021 lên top Google nhanh chóng
Bất kì Content writer nào cũng luôn mong muốn có các công cụ hỗ trợ viết bài SEO, công thức Copywriting, cách nghiên cứu từ khóa và tối ưu hóa nội dung, cũng như cách đo lường thành công SEO và cách khắc phục như thế nào khi nội dung SEO chưa hiệu quả.
Khi bạn đọc bài viết này, có nghĩa bạn đang làm việc liên quan tới SEO, nên để tránh mất thời gian, mình sẽ lược bỏ các kiến thức cơ bản về SEO nhé. Cùng bắt đầu nào!
Theo Internet Live Stats, Google xử lý hơn 60.000 lượt tìm kiếm mỗi giây. 61% nhà tiếp thị nói rằng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là ưu tiên tiếp thị hàng đầu của họ. Vì vậy, SEO vẫn luôn là lựa chọn bền vững dẫu các hình thức quảng cáo khác trông có vẻ mang lại hiệu quả tức thời đi chăng nữa.
Thế nhưng, làm thế nào để một chiến dịch SEO thành công? Một điều chắc chắn là: SEO thành công bắt đầu với nội dung hiệu quả. Vậy làm thế nào để viết nội dung SEO hiệu quả, hãy bắt đầu với các hướng dẫn sau
Các công cụ hỗ trợ viết bài SEO
Làm SEO hay viết bài SEO mà không sử dụng tool hỗ trợ thì như ăn cơm mà thiếu đôi đũa vậy. Đây là một số các công cụ mà bạn có thể sử dụng:
Grammarly: Đây là công cụ miễn phí giúp bạn kiểm tra chính tả và ngữ pháp bài viết nhanh chóng. Tuy nhiên các công cụ còn hạn chế, để sử dụng chức năng đề xuất sửa lỗi và cải thiện nội dung thì bạn phải nâng cấp lên bản trả phí.
(Grammarly là công cụ có giao diện đơn giản để kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp bài viết)
Hemingway: đây là công cụ đo độ dễ hiểu của nội dung, cải thiện và làm cho nội dung của bạn dễ hiểu hơn. Với giao diện cũng như cách sử dụng đơn giản và gần giống như Grammarly, đây là công cụ hỗ trợ được cho cả những bạn không biết gì về phần mềm. Công việc của bạn chỉ là sao chép nội dung và chú ý đến những câu được bôi màu là khó hiểu.
(Hemingway kiểm tra lỗi diễn đạt của bài viết)
Yoast: Nếu bạn sử dụng WordPress thì chắc hẳn phỉa nghe tới plugin này. Không quá phức tạp để sử dụng mà độ đa dụng lại rất cao. Đây là công cụ rất cần thiết để chỉnh sửa thẻ tiêu đề và mô tả meta, kiểm tra mật độ từ khóa và nhiều yếu tố chuẩn SEO khác. Đặc biệt, đây lại là một công cụ hoàn toàn miễn phí nên nếu đang sử dụng WordPress thì không nên bỏ qua Yoast SEO
Ahrefs: Đối với dân SEO chuyên nghiệp thì đây là công cụ SEO hàng đầu không thể thiếu, dùng để nghiên cứu từ khóa, theo dõi xếp hạng, v.v. Tuy nhiên với nhiều chức năng chuyên nghiệp như vậy thì giá của nó cũng là điều nên xem xét.
Xem thêm: Tối ưu SEO WordPress toàn diện với 6 công cụ miễn phí.
Can I Rank: Phân tích nội dung và từ khóa để hiểu chính xác bài viết của bạn cần làm gì để được on top. Đây là công cụ cần bạn phỉa biết kha khá kỹ thuật SEO mới có thể sử dụng. Công cụ này giúp phân tích đối thủ, từ khóa bài viết, so sánh các bài viết đối thủ, đề xuất phát triển bài viết.... Nói chung là rất nhiều thứ nhưng để sử dụng được đầy đủ thì bạn phải mua bản trả phí khá chát.
Spotibo SERP Preview Checker: Đây đơn giản là công cụ check xem thẻ tiêu đề và mô tả meta trông như thế nào trong kết quả tìm kiếm và độ dài các thẻ này đã đạt chuẩn SEO chưa.
Công thưc Copywriting cho bài SEO
Bạn đừng nghĩ viết bài SEO đơn giản. Hai công việc quan trọng nhất mà những người làm về tiếp thị nội dung cần phải làm là:
-
Thấu hiểu với khán giả
-
Đưa ra các giải pháp tối ưu khắc phục vấn đề của họ
Điều này luôn đúng cho dù bạn viết bản bài trên website bán hàng, bài đăng trên blog hay quảng cáo trên Facebook. Cho nên, nếu bài viết muốn lên top, bạn cần sử dụng các kỹ thuật copywriting dưới đây:
PAS (Vấn đề / Kích động /Giải quyết)
Một trong những công thức cổ điển nhưng hiện tại vẫn có thể giúp bạn thực hiện điều này là PAS (Problem – Agitate – Solution) – Trình bày vấn đề – Kích thích, khuất động – Đưa ra giải pháp.
1.Trình bày vấn đề
Đầu tiên, cần hiểu rõ vấn đề của khách hàng là gì?
Hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng và suy nghĩ xem vấn đề của họ thực sự là gì ?
Tại sao một người khách hàng nam mua một chiếc thắt lưng? Không phải vì anh ta không có nó , mà vì anh ta cần phải giữ quần áo chỉnh tề.
Tại sao một công ty dịch vụ tài chính mua một giải pháp lưu trữ, sao lưu và phục hồi dữ liệu dựa trên đám mây? Không phải vì họ muốn lưu trữ dữ liệu của họ – mà bởi vì họ cần đảm bảo dữ liệu của họ được an toàn và có thể truy cập được trong trường hợp xảy ra thảm họa tự nhiên hoặc vi phạm an ninh thông tin.
Bây giờ tiếp tục đào sâu hơn nữa.
Tại sao người đàn ông cần phải giữ quần áo của mình chỉnh tề? Có lẽ anh ấy đang cố gắng tạo ấn tượng tốt với người đang phỏng vấn anh ấy cho một công việc. Có thể anh ta đang sở hữu một doanh nghiệp và muốn xây dựng hình ảnh tốt đẹp để trấn an khách hàng của mình.
Tại sao công ty dịch vụ tài chính cần đảm bảo dữ liệu của họ được an toàn và có thể truy cập được? Bởi vì việc mất dữ liệu khách hàng cho tin tặc sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng vào công ty, hơn nữa còn có thể gây ra các vấn đề pháp lý cho những khách hàng đó.
Chắc chắn, không phải tất cả khán giả của bạn sẽ có cùng một vấn đề, nhưng nếu bạn có thể xác định vấn đề lớn mà phần lớn khán giả của bạn đang phải đối mặt, bạn sẽ có thể tạo ra sự đồng cảm hơn nhiều trong bài viết của mình. Cảm xúc luôn là thứ dễ lan tỏa nhất
2. Khuấy động, kích động
Bây giờ khi bạn đã xác định được vấn đề, hãy kích động nó lên nên một chút. Cho khán giả thấy bạn thực sự hiểu điều gì thực sự quan trọng với họ.
Hãy sử dụng biện pháp lôi kéo bằng cách đánh vào tâm lý sợ hãi của khán giả. Làm cho vấn đề có vẻ đáng sợ hơn và chia sẻ tác dụng phụ của việc không giải quyết vấn đề đó. Nói cách khác, cẩn thận đổ dầu vào lửa. Làm như vậy có thể làm cho người đọc sợ hãi, buồn bã, khóc lóc, nhưng khuấy động vấn đề vẫn là điều cần thiết nếu bạn sẽ có được sự chú ý của người đọc nhiều hơn. Bạn có thể nghĩ như vậy thật đáng sợ, bạn đang lừa dối khách hàng? Không hề, chúng ta không hề nói dối, chúng ta đang nói sự thật nhưng một cách nói khoa trương hơn thôi. Hãy nhớ, đó là một phần của thế giới Marketing.
3. Giải quyết vấn đề
Bây giờ tới lúc chứng minh giá trị của dịch vụ của bạn khi cho khách hàng thấy rằng họ cần thiết có một cách giải pháp như bạn đưa ra để giải quyết vấn đề của họ. Bạn phỉa cho họ thấy hy vọng, thấy câu trả lời cho câu hỏi ban đầu của họ: "Liệu điều này sẽ giải quyết vấn đề của mình và giúp mình thực hiện mục tiêu không?”
Ý tưởng của công thức này bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng:”Lý do gì? Tại sao tôi lại dùng sản phẩm/dịch vụ của anh”. Việc bạn cần làm là kích hoạt vùng nỗi đau mất mát của họ nếu những phiền nhiễu họ gặp phải không được giải quyết “tới nơi tới chốn” bằng sản phẩm của bạn.
AIDA (Chú ý/ Sở thích/ Mong muốn/ Hành động)
Về cơ bản công thức này tác động tới tâm lý khách hàng theo 4 giai đoạn:
-
Thu hút sự chú ý của người đọc: điều này thường bắt đầu với việc viết tiêu đề và thẻ tiêu đề mà mọi người không thể không nhấp vào.
-
Thu hút sự quan tâm: người đọc sẽ theo dõi dòng tiêu đề của bạn với thông tin thú vị giúp họ đọc hết lời kêu gọi hành động.
-
Khơi gợi lòng ham muốn: hãy cho người đọc thấy cuộc sống của họ có thể tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
-
Thúc đẩy hành động: đưa ra lời kêu gọi hành động và cho họ biết cách họ có thể tìm hiểu thêm hoặc mua hàng.
Bởi vậy, bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp cận AIDA để viết một văn bản có mục tiêu cuối cùng là thúc giục người khác hành động. Các yếu tố của chữ viết tắt này được mô tả như sau:
1. Chú ý / Thu hút
Để nổi bật trong thế giới ngập tràn thông tin như hiện nay, bạn phải dùng bất kì phương pháp nào dù là hình ảnh hay từ ngữ để thu hút sự chú ý của người xem và buộc họ phải dừng lại để đọc thông điệp.
Khi gửi mail cho nhân viên văn phòng, email của bạn phải có tiêu đề thật sự thu hút để khuyến khích người nhận mở và đọc nội dung email. Ví dụ, để khuyến khích mọi người tham dự một buổi tập huấn về marketing, tiêu đề email, "Bạn đã làm marketing hiệu quả chưa?” có nhiều khả năng hút sự chú ý hơn so với tiêu đề nhàm chán kiểu “Hội thảo về nâng cao kỹ năng marketing”.
2. Hứng thú
Tạo ra hứng thú là một trong những giai đoạn khó khăn nhất. Bạn đã thu hút được đối tượng mục tiêu nhưng liệu có thể khuyến khích họ dành thời gian quý báu để đọc hiểu thông điệp một cách cụ thể hơn?
Thu hút sự quan tâm của người đọc cần một quá trình đào sâu nghiên cứu. Có thể đối tượng mục tiêu sẽ cho bạn thêm một ít thời gian để làm điều đó nhưng bạn phải tập trung vào nhu cầu của họ bằng cách giúp họ chọn ra thông điệp có liên quan một cách nhanh chóng. Vì vậy hãy sử dụng phân đoạn và phân nhóm đồng thời phá vỡ văn bản thành các ý chính nổi bật.
3. Khao khát
Hai giai đoạn Quan tâm và Khao khát của AIDA sẽ cùng đi song song với nhau. Cùng với việc xây dựng sự quan tâm của người đọc, bạn cũng cần giúp họ hiểu làm thế nào mà dịch vụ/sản phẩm/ thông điệp của bạn có thể giúp ích cho họ bằng cách thu hút nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ.
Vì vậy, thay vì chỉ đơn giản nói rằng “Hội thảo của chúng tôi sẽ dạy cho bạn các kỹ năng marketing nâng cao”, thì hãy giải thích cho khán giả lợi ích của việc đó : “Nâng cao thứ hạng website và tiếp cận tối đa khách hàng tiềm nằng bằng cách học các kỹ thuật marketing mới nhất”.
4. Hành động
Cuối cùng, bạn phải chỉ rõ hành động mong muốn được độc giả thực hiện sau khi đọc thông điệp
Ví dụ, “Ghé thăm trang www.ghdmedia.com để biết thêm thông tin” thay vì để mọi người tự đoán phải làm gì.
Lưu ý: Để tăng khả năng thực hiện hành động, bạn nên có thêm một bước thuyết phục bằng cách sử dụng dữ liệu chính xác bất cứ khi nào có thể. Khi bạn không có dữ liệu thì hãy nghĩ cách thu thập và tạo ra dữ liệu, ví dụ thông qua một khảo sát nhỏ. Như vậy sẽ đánh tan nghi ngờ tiếp thị của bạn và khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền cho bạn.
Công thức 4C (Rõ ràng/ Ngắn gọn /Thuyết phục / Đáng tin cậy)
4C được xem là công thức chung cho tất cả các tiêu chí cần và đủ để tạo nên một bài content hay, thu hút người đọc. Nói cách khác, trong trường hợp bí ý tưởng, 4C sẽ là một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng một bài viết hiệu quả.
Phương pháp viết content này bao gồm 4 yếu tố:
1/ Clear – Rõ ràng
Theo đó, bài viết phải rõ nghĩa: viết không chỉ để người đọc hiểu bạn mà còn làm sao để thông điệp của bạn đã truyền tải không bị hiểu lầm.
Lời khuyên: Hãy tổng hợp các tài liệu dài thành các phần nhỏ được tổ chức hợp lý, mỗi phần có tiêu đề riêng của nó.
2/ Concise – súc tích
Súc tích không đồng nghĩa là ngắn gọn mà nói một cách chính xác thì “súc tích” nghĩa là kể câu chuyện hoàn chỉnh bằng ít từ nhất có thể, không lan man, không dư thừa, không lặp lại khi không cần thiết. Từng chữ viết ra đều nhằm mục đích giúp người đọc hiểu hơn thông điệp truyền tải.
3/ Compelling – Thuyết phục
Một bài copywriting chỉ dễ đọc thôi vẫn chưa đủ. Hơn hết, nó cần phải thú vị, hấp dẫn, có tính thuyết phục và nhiều tin tức đến mức người đọc không thể ngó lơ, hoặc ít nhất, khiến họ phải tự cảm thấy nên đọc lướt qua để lượm lặt những ý quan trọng.
Một lý do chính mà rất nhiều bài content không hấp dẫn là nó được viết về những vấn đề mà marketer quan tâm, chứ không phải điều khách hàng tiềm năng của bạn mong đợi.
Cụ thể, các Marketer quan tâm đến các yếu tố sản phẩm, tổ chức và nhất là một thông điệp họ muốn gửi đến người đọc.
Mặt khác, người đọc lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhu cầu, nỗi sợ hãi, mối quan tâm, lo lắng, thách thức và mong muốn của mình.
4/ Credible – Đáng tin
Nói một cách đơn giản: Khách hàng tiềm năng của bạn không tin vào những gì bạn nói vì họ cho rằng bạn chỉ đang cố tìm mọi cách bán được hàng.
Dù vậy, khách hàng lại có xu hướng tin tưởng lời khuyên từ các chuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp nhất định.
Do đó, bạn có thể vượt qua sự hoài nghi bằng cách tự xây dựng hình ảnh bản thân hoặc tổ chức của bạn như một nhà lãnh đạo đi đầu trong thị trường của mình thông qua những bài viết của bạn đầy tính xác thực.
Khách hàng có thể không tin tưởng vào quảng cáo, nhưng phần nào tin tưởng hơn vào các nguồn tin tức như trang web, các bài viết trên tạp chí.
Thêm một cách khác để tạo dựng uy tín là chủ động quảng bá rộng rãi testimonials của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp.
Trước hết là tận dụng mọi cơ hội để khách hàng cung cấp cho bạn testimonials dưới dạng video tại các sự kiện, hội thảo.
Sau đó, đăng tải chúng trên trang web và các trang landing page của mình nhằm thu hút sự chú ý cũng như tăng tính xác thực cho người đọc.
Cách nghiên cứu từ khóa thông minh
Hãy sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm lượng tìm kiếm và độ khó tìm kiếm . Dưới đây là một số tùy chọn phổ biến:
Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google Search Console: đây là công cụ miễn phí nhưng vẫn cung cấp đủ thông tin chi tiết về từ khóa có giá trị để bạn lập một chiến lược SEO.
Moz Keyword Explorer: nếu bạn có tài khoản Moz trả phí, hãy sử dụng công cụ Keyword Explorer được tích hợp sẵn. Công cụ này giàu tính năng, cung cấp rất nhiều thông tin về khối lượng từ khóa, độ khó, các thuật ngữ liên quan, ...
Ahrefs Keywords Explorer : tùy chọn này của Ahrefs tương tự như công cụ Moz ở trên. Một tính năng thú vị của Ahrefs là khả năng xác định chủ đề chính của một từ khóa nhất định.
LSI Graph : đây là công cụ free để tìm các từ khóa liên quan đến từ khóa chính.Tuy nhiên ở chế độ free bạn sẽ tìm các từ khóa mặc định bằng ngôn ngữ Tiếng Anh ở khu vực Hoa Kỳ. Đây là điểm đáng buồn khiến cho mình ít sử dụng công cụ này mà ưu tiên lựa chọn Google Search Console nếu muốn miễn phí hoặc Ahrefs nếu muốn bản trả phí đủ chức năng.
Bất kể bạn đang sử dụng công cụ nào, độ khó và volume là chìa khóa . Các từ khóa có giá trị nhất hiển thị volume cao và độ khó thấp. Tất nhiên những từ khóa này khá hiếm.
Xem thêm: Cách lựa chọn từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo Google
Tối ưu bài viết đã chuẩn SEO
Khi bạn đã hoàn thành bài viết đáp ứng các yêu cầu SEO, hãy tiến hành tối ưu bài SEO Onpage theo các hướng dẫn dưới đây:
-
URL: phải bao gồm cụm từ khóa chính của bạn.
-
H1: dòng tiêu đề phải nằm trong thẻ H1 và phải bao gồm cụm từ khóa chính, tối đa 70 ký tự
-
Tiêu đề phụ H2 và H3: chứa các cụm từ khóa phụ và các cụm từ khóa liên quan
-
Meta: từ khóa chính nằm trong meta, tối đa 156 ký tự
-
Body: từ khóa chính (và các cụm từ có liên quan) sẽ hiển thị một cách tự nhiên xuyên suốt nội dung . Nếu không, hãy cân nhắc đọc lại nội dung sau khi bạn đã hoàn thành bản nháp để đảm bảo rằng nội dung đó không thừa thiếu từ khóa chính.
-
Tên tệp hình ảnh: chứa từ khóa chính trong tên tệp hình ảnh.
-
Liên kết ngoài: liên kết đến các nguồn Backlink chất lượng cho thấy rằng nội dung của bạn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng
-
Liên kết trong: giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang nào là quan trọng nhất .Nếu bạn liên kết đến một trang thường xuyên hơn, Google sẽ đánh giá đây là một trang hữu ích.
Xem thêm: Cấu trúc viết bài content chuẩn SEO 2021 lên top Google nhanh chóng
Đo lường hiệu quả bài viết
Sau khi viết bài và xuất bản bài viết, hãy tiến hành kiểm tra và đo lường. Dưới đây là một số chỉ số cần theo dõi:
-
Xếp hạng: nội dung được viết tốt, có nhắm mục tiêu theo từ khóa thích hợp sẽ được xếp hạng tốt.
-
Lưu lượng truy cập: nội dung của bạn đang thu hút bao nhiêu người đọc?
-
Chuyển đổi: người đọc có đang thực hiện hành động bạn mong muốn không
-
Liên kết ngược: nếu nội dung của bạn đủ tốt, các trang web khác sẽ liên kết đến nó.
Bạn nên đo lường các chỉ số hiệu suất này như thế nào? Bạn sẽ cần những công cụ phù hợp để đo lường. Dưới đây là một số tùy chọn được đề xuất:
-
Ahrefs: đây là công cụ giúp bạn đo thứ hạng, lưu lượng truy cập, liên kết ngược ...
-
Moz: là lựa chọn phổ biến, tương tự như Ahrefs.
-
Google Analytics: đây là công cụ miễn phí không thể thiếu để đo lường lưu lượng truy cập và chuyển đổi trang web.
Cần làm gì khi triển khai nội dung không thành công:
Nếu bạn đã làm đúng tất cả, nhưng kết quả vẫn chưa trả về như bạn mong muốn, hãy thử cách sửa lỗi dưới đây:
-
Kiểm tra tốc độ trang web của bạn
Người dùng không thích chờ đợi tải trang. Vì vậy, Google ưu tiên cho các trang tải nhanh hơn. Để kiểm tra tốc độ trang web của bạn, hãy sử dụng trình kiểm tra tốc độ web của Pingdom . Đó là một công cụ miễn phí giúp phát hiện tốc độ tải của một trang web.
-
Nén hình ảnh với WP Smush
Nếu bạn sử dụng WordPress, plugin WP Smush có thể giúp nén hình ảnh. Điều này có thể giúp các trang tải nhanh hơn, vì hình ảnh là nguyên nhân phổ biến gây ra thời gian tải chậm.
-
Viết lại lời kêu gọi hành động
Nếu trang của bạn đang nhận được nhiều lưu lượng truy cập, nhưng chuyển đổi thấp, thì lời gọi hành động có thể chưa hiệu quả. Hãy viết lại CTA một cách xuất săc hơn.
-
Đảm bảo trang của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm từ khóa
Cũng có thể nhiều người đang tìm trang của bạn ... chỉ để biết rằng trang đó không như họ nghĩ. Vì vậy, hãy chọn các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp và nội dung bạn tạo phải phù hợp với nhu cầu của người sử dụng các từ khóa đó.
Xem thêm: SEO Onpage là gì? 8 Lỗi SEO Onpage thường gặp và cách khắc phục
Trên đây là hướng dẫn cách viết bài SEO từ A đến Z, từ bước nghiên cứu tới bước đo lường. Hãy bắt đầu thực hành và áp dụng cho keyword của bạn. Hy vọng chia sẻ của Vân có thể giúp website bạn tăng thứ hạng sau khi đã áp dụng đầy đủ các quy trình trên.
Chúc bạn thành công!
Nguồn GHD Media Tổng hợp