Conversion rate vốn là một khái niệm được cả cộng đồng Marketing nhắc đến nhiều nhất, có mặt trong mọi câu chuyện liên quan đến hiệu quả kinh doanh, cụ thể là hoạt động Marketing.
Conversion rate là gì? Tại sao chạy chiến dịch Marketing phải tối ưu Conversion rate?

Vậy Conversion rate thực chất là gì? Và tại sao lại cần tối ưu chỉ số này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi!

Conversion là gì?

  • Conversion có nghĩa là chuyển đổi, được hiểu một cách đơn giản là chuyển một thực thế từ trạng thái A    sang trạng thái B
  • Conversion trong Marketing được hiểu là:
    • Biến một khách hàng truy cập website thành khách mua hàng (thực hiện hành vi mua hàng) hoặc trở thành khách hàng tiềm năng (điền thông tin,..)
    • Biến một khách hàng đến dự hội thảo thành khách hàng mua hàng trả tiền
    • Biến một khách ghé thăm cửa hàng thành khách mua hàng
    • Thông thường, một chuyển đổi có thể là:
    • Đơn đặt hàng trên website
    • Đăng ký thông tin dùng thử dịch vụ
    • Đăng ký email tải tài liệu
    • Thực hiện cuộc gọi

 

Conversion rate là gì?

Conversion rate là gì? Tại sao chạy chiến dịch Marketing phải tối ưu Conversion rate?

  • Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một thuật ngữ phổ biến trong SEO, là tỷ lệ cho biết có bao nhiêu % trên tổng số thực hiện hành vi chuyển đổi. 

Ví dụ:

1000 người vào website thì có bao nhiêu người đăng ký thông tin

500 người vào cửa hàng thì có bao nhiêu người thanh toán

200 người truy cập app thì có bao nhiêu người đăng ký dùng thử

 

Công thức tính:

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) = (Số người thực hiện hành vi chuyển đổi/Số người truy cập vào trang web)*100%

Có một số trang web có thể được đặt nhiều mục tiêu chuyển đổi. Ví dụ trên một trang web, bạn đặt mục tiêu chuyển đổi là số người click vào trang, thì một lần truy cập của khách hàng vào trang, bạn sẽ có một chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi lúc này sẽ là 100%. Còn nếu bạn đặt thêm một mục tiêu là người truy cập đó sẽ trở thành khách hàng, thì lúc này sẽ có 2 chuyển đổi phát sinh. Và tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên thành 200%.

 

Tại sao Marketer cần quan tâm tỷ lệ chuyển đổi?

  • Biết được hiệu suất website

Tỷ lệ chuyển đổi cung cấp tỷ lệ người dùng truy cập vào trang giúp bạn đánh giá được mức độ thành công của trang web. Tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa website của bạn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và tiếp cận được với khách hàng. Thông qua đó, bạn có thể xác định được nhu cầu thị hiếu của khách hàng để cải thiện hoạt động Marketing cho hiệu quả hơn. 

  • Tăng nhiều lượt truy cập

Trước khi chuyển đổi, bạn cần có lượng khách hàng truy cập hay khách hàng tiềm năng. Bởi vì đối với website uy tín, ngoài có tỷ lệ chuyển đổi cao thì cần rất nhiều lượt truy cập từ khách hàng mới.

  • Thúc đẩy doanh thu

Tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ thu hút nhiều người quan tâm đến website hơn. Khi khách hàng bị thu hút bởi nội dung và tìm thấy được lợi ích thì tỷ lệ chuyển đổi  sẽ rất cao, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng sẽ tăng lên. 

  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá

Marketers có thể đưa ra những đánh giá, phân tích về khách hàng, thị trường một cách hiệu quả và tìm ra được phương án thích hợp cho website sau khi hiểu rõ về tỷ lệ chuyển đổi.

 

Làm thế nào để tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi?

Conversion rate là gì? Tại sao chạy chiến dịch Marketing phải tối ưu Conversion rate?

Đôi khi các website có lượng truy cập khá lớn nhưng lượt chuyển đổi thu về lại thực sự rất thấp. Vậy làm sao để bạn có thể tối ưu chỉ số này? Hãy tham khảo 08 cách dưới đây nhé!

  • Xác định đúng khách hàng tiềm năng

Trước khi bắt tay vào việc tạo ra nội dung trên các website, bạn cần phải xác định được ai là người bạn muốn họ xem thông tin và mua sản phẩm của bạn. Việc vẽ ra chân dùng khách hàng và phân tích insight khách hàng sẽ giúp nội dung của bạn được đặt đúng vị trí và trở thật sự hữu ích.

  • Thực hiện A/B test

A/B Testing (hay thử nghiệm phân tách) là một trong những kỹ thuật hiệu quả giúp tăng conversion rate của website, từ đó biến người truy cập thành khách hàng.

Ví dụ, bạn có 2 ý tưởng tiêu đề nhưng không biết đâu là ý tưởng hay hơn. Lúc này, bạn có thể sử dụng A/B Test giúp bạn so sánh giữa 2 phiên bản để đưa ra quyết định qua các bước sau: 

  • Bước 1: Tạo 2 phiên bản thay thế của trang ( trang A và trang B). Mỗi phiên bản có một tiêu đề khác nhau
  • Bước 2: Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Cả 2 trang đều có lời kêu gọi hành động (CTA)
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy đếm xem có bao nhiêu người thực hiện hành động. Trang có nhiều chuyển đổi hơn sẽ được lựa chọn
  • Đơn giản hóa quá trình mua hàng và thanh toán

Hãy để những thao tác mua sắm trên website trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng. Vì các thao tác mua sắm là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự chuyển đổi của khách hàng.

  • Hướng dẫn người dùng chi tiết

Trong mỗi trang, bạn nên cho người dùng biết họ những gì họ nên làm tiếp theo, hãy hướng dẫn họ thực hiện những hoạt động bạn mong muốn.

  • Hạn chế đưa ra quá nhiều sự lựa chọn

Bạn càng đưa nhiều sự lựa chọn người dùng, thì khả năng cao họ sẽ chẳng chọn gì cả. Nếu bạn có nhiều sản phẩm, hãy tạo ra các bộ lọc để giúp khách hàng có thể nhanh chóng tìm đến đúng sản phẩm họ cần mà không mất quá nhiều thời gian

  • Hạn chế yêu cầu người dùng điền các thông tin không cần thiết

Thay vì yêu cầu người dùng điền vào những thông tin không cần thiết trên đơn hàng hay mẫu đăng ký, bạn có thể thêm tính năng đăng ký thông qua tài khoản Facebook hoặc Google để giảm thiểu thời gian người dùng. 

  • Xây dựng Value Proposition rõ ràng và hấp dẫn

Value Proposition là tuyên bố giá trị, thường được sử dụng để tóm tắt những điểm nổi trội của sản phẩm/dịch và bạn có, từ đó khiến khách hàng chọn bạn thay vì của đối thủ.

Trên mục trang chủ hoặc trang sản phẩm của website, bạn nên tập trung và liên kết mối liên hệ giữa Value Proposition với các sản phẩm để có thể in sâu giá trị thương hiệu vào tâm trí khách hàng, thay vì chỉ hiển thị thông tin cơ bản về công ty, sản phẩm. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi của website cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

  • Tạo lời kêu gọi kích thích hành động

Khách hàng luôn có tâm lý không muốn bỏ lỡ điều gì có lợi, vì thế những lời kêu gọi mang tính khẩn cấp, khan hiếm nên được chú trọng. 

Có 2 loại giới hạn về khan hiếm bạn có thể tạo:

  • Sự khan hiếm liên quan đến số lượng (chỉ còn 2 sản phẩm cuối cùng với mức giá này)
  • Sự khan hiếm liên quan đến thời gian (ngày cuối cùng để mua)

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các phần thưởng hấp dẫn khác như giảm giá cho người mua hàng đầu tiên, tặng quà miễn phí cho người mua trong một khung giờ nhất định.

  • Hiển thị feedback từ khách hàng cũ

Việc trưng bày các đánh giá từ khách hàng cũ giúp khách hàng có thể tham khảo như một nguồn thông tin hiệu quả. 

Tỷ lệ chuyển đổi tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. Nếu website của bạn mang lại những lợi ích thực sự, họ sẽ không ngần ngại quay lại và đánh giá tích cực về trang web. Và khi những người dùng khác tìm đến trang web của bạn, họ có thể đọc được những đánh giá tích cực ấy và từ đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng nhanh chóng. 

Để có thể thu về được nhiều đánh giá chân thực, bạn có thể chủ động liên hệ với khách hàng bằng việc chat hoặc tổ chức các chương trình đánh giá, nêu cảm nhận, ..

  • Xây dựng phễu bán hàng hợp lý

Tỷ lệ conversion rate thấp có thể xuất phát từ việc bạn yêu cầu người dùng thực hiện nhiều hoạt động chuyển đổi thay vì cung cấp những trải nghiệm, thông tin hữu ích khiến họ tự động thực hiện các hoạt động đó. 

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể cung cấp những bản trải nghiệm miễn phí hoặc dùng thử thay vì yêu cầu họ lập tức đăng ký hoặc mua hàng.

Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần xây dựng phễu bán hàng hợp lý để xây dựng niềm tin, phát triển mối quan hệ và chứng minh năng lực của mình

  • Cung cấp nội dung thông tin xác thực
    • Tất cả thông tin cung cấp trên website, hãy dẫn chứng bằng những bằng chứng cụ thể và xác thực:
    • Đánh giá của khách hàng (testimonial): Sản phẩm của bạn sẽ trở nên xác thực về chất lượng hơn nếu nhận được nhiều feedback tích cực từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
    • Case study: Những case study thực tế về hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một thông tin hiệu quả giúp bạn gia tăng conversion rate.
    • Kết quả của cuộc kiểm tra lâm sàng hay giám định khoa học (sản phẩm liên quan đến sức khoẻ): Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm từ viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm của trường đại học nổi tiếng sẽ giúp nâng cao tính chính xác của thông tin trên website
    • Đánh giá của bên thứ ba: Có một bài đánh giá sản phẩm của bạn từ một tạp chí thương mại, bài báo. Bạn hãy trình bày và gắn link đến bài đánh giá này

Hiểu rõ khái niệm về Conversion rate, công thức tính cũng như cách để tối ưu chỉ số này sẽ giúp bạn nhanh chóng đo lường được hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược hiệu quả để tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng thực thụ.


( Thực hiện bởi: Hữu Dũng )
Khám phá dịch vụ