- Mobile marketing là gì? Những phương pháp Mobile marketing phổ biến?
- Dự đoán xu thế Mobile marketing trong năm 2021 tại Việt Nam.
- Vai trò của Mobile Marketing trong chiến dịch quảng bá thương hiệu
- Cách tạo một chiến dịch Mobile marketing hiệu quả 2023
- Sử dụng Mobile marketing hiệu quả cho chiến dịch truyền thông
- Điểm khác biệt giữa Digital marketing và Online Marketing
- Wifi marketing là gì? Lợi ích của wifi marketing?
- Omni-channel là gì? Phân biệt Omni-channel và Multi-channel?
Chiến dịchdigital luôn là “hố đen” tiêu tiền của mọi thương hiệu. Tiêu tốn nhiều chi phí là thế nhưng không phải cứ đánh là đã thắng. Làm sao để tối ưu hóa chiến dịch digital của bạn, cả về Nội dung (Creative) lẫn Kênh truyền thông (Media)?
Dưới đây là một số kinh nghiệm đúc kết từ các dự án thực tế của GHD Media.
Creative hay Media quan trọng hơn?
Nếu như vào khoảng năm 2006, Creative là yếu tố quan trọng mà các nhãn hàng sẽ nghĩ ngay tới khi cần tối ưu các chiến dịch, thì Media đã được chú trọng hơn từ những năm 2016-2017. Nhờ sự trỗi dậy của digital, quảng cáo có nhiều kênh đa dạng hơn để tiếp cận người xem. Media không chỉ ngày càng quan trọng hơn mà còn cần được tối ưu một cách “tinh vi” hơn. Không chỉ còn chú trọng đến lượng reach mà bây giờ còn là targeting, context…
Creative hay Media, cả 2 yếu tố đều quyết định sự thành bại của chiến dịch. Vì vậy, công cuộc tối ưu cũng là tối ưu cả 2.
Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu với Creative.
1. Tối ưu Creative (Nội dung sáng tạo)
#1. Music Video (Phim ca nhạc)
Lượt search phim ca nhạc tăng 25% trong 5 năm gần đây Sau 1 ngày làm việc mệt mói, ai trong chúng ta cũng chọn những hình thức khác nhau để giải trí. Để giả tỏa tinh thần thì âm nhạc là thể loại được nhiều người tìm kiếm nhất. Nếu nhãn hàng hay sản phẩm có đoạn nhạc quảng cáo, thông điệp qua video rõ ràng thì rất dễ để tiếp cận khách hàng. Khách hàng vẫn biết đang là video quảng cáo nhưng họ vẫn hài lòng để xem hết.
#2. Comedy (Phim hài)
Lượt search các nội dung hài hước tăng 42% trong năm năm gần đây. Đặc biệt sau 1 năm đầy biến động về dịch bệnh thì ai cũng muốn cười, muốn lạc quan hơn. Bạn sẽ thấy web-drama “Bố Già” của Trấn Thành là một ví dụ. 6 nhãn hàng đã được sắp xếp xuất hiện một cách “lộ liễu” và liên tục nhưng không bị phản cảm. Vì sao à? Câu trả lời có lẽ nằm ở sức hấp dẫn của nội dung “Bố Già”.
#3. Gaming
Lượt search về game tăng 100% trong nửa đầu năm 2020 so với cuối 2019. Nội dung liên quan tới “Gaming” có khả năng tương tác với người xem cao, đó là điểm mà hầu hết streamer đang thể hiện rất tốt. Họ không chỉ chơi game, có kiến thức về game mà còn trò chuyện hài hước, dẫn dắt linh hoạt giúp người xem giải trí, bỏ qua áp lực học tập, làm việc. Các nhãn hàng đã bắt đầu khoanh vùng nhóm streamer để vừa truyền tải được thông điệp, vừa giữ được cảm giác tự nhiên, chân thực và không dàn dựng.
2. Tối ưu Creative như thế nào?
#1. Xây dựng nội dung gây chú ý
Sử dụng cốt truyện mới nổi (trending) là chìa khóa để thu hút người xem. Những câu chuyện kết nối cảm xúc với khán giả, họ nhận biết được thông điệp marketing và tạo sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Dù cốt truyện của bạn mang mục đích truyền cảm hứng, tạo động lực hay kêu gọi mua hàng, thì nó cũng phải tạo cảm giác gần gũi với người đọc, người xem và đối tượng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới.
#2. Xậy dựng nội dung có âm thanh
Theo thống kê thì có đến 95% video được xem trên YouTube khi mở tiếng. Nếu bạn chọn định dạng quảng cáo là video với nền tảng là YouTube, đừng quên đầu tư vào phần âm thanh sống động và hấp dẫn nhé.
#3. Xây dựng nội dung thân thiện với điện thoại
Theo bào cáo toàn cầu thì hơn 70% thời gian xem được thực hiện trên các thiết bị di động. Thiết kế nội dung chuẩn thân thiện với điện thoại là 1 trong những yếu tố quan trọng để nội dung của bạn mang đến trải nghiệm tốt và quyết định có sử dụng hay mua sản phẩm của thương hiệu, doanh nghiệp của bạn hay không.
Xem thêm: Cách xây dựng giao diện Mobile hiệu quả cho quảng cáo?
#4. Xây dựng nội dung theo mô hình A-B-C-D
A-Attract: Thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và khiến họ theo dõi. Đối với video, hãy giữ lấy ánh nhìn của khán giả từ những giây đầu tiên. Đối với bài viết, hãy dùng những hình ảnh nổi bật và tận dụng câu tiêu đề thật đắt giá.
B-Brand: Giúp người tiêu dùng thấy/nghe được thương hiệu của bạn. Nội dung hay bên cạnh thu hút được khách hàng thì cần lưu ý đến việc khách hàng nhận được đúng thông điệp mà chiến dịch của bạn cần truyền tải tới họ. Một quảng cáo thật hấp dẫn nhưng tuyệt đối không được làm thương hiệu mờ nhạt, có cũng được, không có cũng được, nếu làm vậy thì thật phí công mà không có chút hiệu quả nào.
C-Connect: Làm cho họ nghĩ hoặc cảm thấy điều gì đó về thương hiệu của bạn. Khi thông điệp từ nội dung sáng tạo của thương hiệu của bạn đã chạm tới cái họ cần, thì yếu tố giữ được chân họ không chỉ dừng ở lợi ích mà bạn mang lại mà còn là sự kết nối giữ thương hiệu và khách hàng. Họ sẽ nói gì về thương hiệu của bạn nếu dừng quảng cáo?.
D-Direct: Yêu cầu họ hành động (CTA). Đến cuối cùng, quảng cáo phải khiến người xem thực hiện một hành động nào đó theo mong muốn của thương hiệu, có thể là để lại thông tin, mua hàng, chia sẻ cho bạn bè, hoặc mua sản phẩm tiếp theo…
3. Tối ưu Media
#1. Tiếp thị đa kênh (Multi channel communication)
Trong thời đại số, hành trình mua hàng của khách hàng trên các kênh digital ngày càng phong phú và khách hàng tiềm năng của bạn có thể ở bất cứ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào. “Khách hàng có ở đâu thì ta sẽ ở đó”. Không sai bạn à, số lượng các kênh marketing hiệu quả ngày càng tăng lên nhiều hơn, việc lên kế hoạch marketing đa kênh để bạn tiếp cận và thu hút khách hàng trên những nơi mà họ hay xuất hiện là điều cần thiết.
#2. Tiếp thị chéo kênh (Cross channel Communication)
Thay vì chỉ quan tâm đến vấn đề “nhiều kênh” như Multi channel, Cross channel còn thu hẹp khoảng cách giữa các kênh để tại nên trải nghiệm người dùng liền mạch và thuận tiện hơn.
#3. Tiếp thị đa kênh – Omni-channel
Triển khai Omni-channel hoàn toàn không dễ nhưng bạn sẽ không đứng ngoài cuộc được. Nếu sở hữu một hệ thống Omni-channel tốt, bạn có thể giúp khách hàng tương tác và mua hàng theo phương thức thuận tiện nhất cho họ. Không chỉ đơn giản là bán hàng trên nhiều kênh, Omni-channel phải là bán hàng đa kênh, tiếp thị đa điểm và quản lý tập trung.
4. Triển khai Media như thế nào?
#1. Tease, amplify và echo
Mở đầu chiến dịch quảng cáo, các nhãn hàng tung ra một hoặc vài đoạn teaser lên các kênh mạng xã hội, dân chúng thường gọi là “nhá hàng”. Sau đó tập trung phần lớn nguồn lực media để tung quảng cáo phiên bản đầy đủ chính thức (long-form), và duy trì sức hút bằng những đoạn echo ngắn.
#2. The mini series
Thay vì công chiếu trong một đoạn dài thì bạn nên chia câu chuyện của bạn thành các tập nhỏ được kể theo thời gian. Đây là cách giúp khán giả đón chờ quảng cáo của bạn để xem những diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ là gì.
#3. The direct shot
Bám sát một thông điệp và ý tưởng duy nhất nhưng truyền đạt đến người xem bằng nhiều hình thức khác nhau.
#4. The follow up
Tung quảng cáo bản đầy đủ (long-form) ra trước, theo sau là các quảng cáo ngắn hơn nhằm củng cố cho thông điệp trong quảng cáo chính.
#5. The lead in
Ngược lại với loại trên, tung quảng cáo bản ngắn trước để tương tác với khán giả, sau đó mới ra bản đầy đủ (long-form) để khuếch đại thông điệp.
Đôi khi, người làm quảng cáo còn kết hợp các loại trên lại với nhau cho phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.
Trên đây là một số phương pháp tối ưu hiệu quả chiến dịch digital của bạn. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích trong việc phát triển và phân phối chiến dịch Digital hiệu quả.
Chúc các bạn thành công!